Phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 55)

Bước thứ hai là phân tích nhân tố đối với từng thành phần để rút ra các nhân tố sẽ được sử dụng như biến độc lập trong mô hình hồi quy. Phân tích nhân tố được sử dụng đối với một thang đo đa hướng là để nhận diện các thành phần hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan trong một tập hợp biến. Các biến không xác định rõ rệt tương quan với nhân tố nào do có hệ số tải nhân tố xấp xỉ nhau được coi là biến rác và sẽ bị loại bỏ. Nếu có sự loại biến, sẽ lập lại quy trình phân tích nhân tố cho đến khi thỏa các yêu cầu đề ra là Eigenvalue>1, tổng phương sai trích lớn hoặc bằng 50%.

Đưa tất cả 10 biến của thang đo sự ảnh hưởng vào phân tích nhân tố. Qua kết quả phân tích cho thấy kiểm định Barlett's test of sphericity có hệ số KMO = 0,843, sig = 0,000 << mức ý nghĩa 1%, nên đủ điều kiện để phân tích nhân tố. Qua phân tích nhân tố mô hình sự ảnh hưởng của C đối với P và giữa các biến C với nhau, có 2 nhóm nhân tố được trích với tổng phương sai trích là 80,66%, eigenvalue là 1,164 tức là 2 nhân tố này giải thích được 80,66% sự biến thiên của dữ liệu với 10 biến có hệ số tải nhân tố > 0,5. (Xem Phụ lục 4.3.2)

Bảng 4.3.3. Ma trận nhân tố sau khi xoay Ký

hiệu Tên các nhân tố

Nhóm nhân tố

1 2

C5.1 Nâng cao nhận thức thị trường và môi trường cho

doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng sản phẩm. 0,779 C5.2 Nâng cao nhận thức thị trường và môi trường cho 0,820

51

doanh nghiệp để tạo giá trị gia tăng của sản phẩm. C5.3 Nâng cao nhận thức thị trường và môi trường để nâng

cao giá bán sản phẩm. 0,797

C6.3 Đầu tư chi phí bảo vệ môi trường để tạo ra sản phẩm

sạch hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. 0,704 C6.4 Đầu tư chi phí bảo vệ môi trường để nhận được giá bán

sản phẩm cao hơn. 0,880

C6.6 Kiểm tra chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến việc

sử dụng các nguyên liệu đầu vào có chất lượng. 0,820 C6.7 Kiểm tra chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến việc

tạo ra sản phẩm sạch hơn, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.

0,822 C6.8 Kiểm tra chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến giá

bán sản phẩm. 0,753

C7.1 Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra và do vậy nhận được giá bán sản phẩm tốt hơn.

0,865 C7.2 Truy xuất được nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào để

đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra và do vậy nhận được giá bán sản phẩm tốt hơn.

0,862

(Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu khảo sát, 2013)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 2 nhóm nhân tố. Các yếu tố nào trong mô hình có hệ số lớn hơn thì có mức độ ảnh hưởng nhiều đến mô hình, so với các biến khác và ngược lại.

Nhân tố 1: “Thay đổi nhận thức kinh doanh theo định hướng thị trường”

Đối với nhân tố này, có tất cả 5 biến như được nêu ra trong bảng 4.3.4 biến C5.1; C5.2; C5.3; C7.1 và C7.2. Những biến này tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức thị trường và môi trường cho doanh nghiệp, cũng như tập trung vào việc lựa chọn được nguồn cung cấp nguyên liệu đủ tin cậy, nhằm tạo ra được sản phẩm đầu ra có được chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, và do vậy sẽ kỳ vọng nhận được giá cả cao hơn.

Nhân tố 2: “Kinh doanh có quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm”

Có 5 biến quan sát trong nhân tố này, bao gồm những biến C6.3; C6.4; C6.5 C6.6; C6.7 và C6.8, như đã được đề cập trong bảng 4.3.4. Những biến này tập trung vào 2 vấn đề chính là: đầu tư chi phí để trang bị, xây dựng các công trình để xử lý chất thải từ những sản phẩm chế biến, tập trung vào việc tăng cường khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm mục tiêu đảm bảo được nhu cầu về chất lượng sản phẩm đầu ra và nhận được giá cả tốt hơn.

Như vậy, kết quả phân tích nhân tố cho thấy thang đo chất lượng dịch vụ từ 2 thành phần ban đầu của thang đo SERVPERF được sắp xếp lại thành 2 thành

52

phần: (1) “Thay đổi nhận thức kinh doanh theo định hướng thị trường và (2)

“Đầu tư chi phí bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra”. Qua phân tích nhân tố ta có thể tính toán ra các nhân số (trị số của các biến tổng hợp) cho từng biến quan sát, sau đó nhân cho giá trị của biến quan sát tương ứng, để cuối cùng có được nhân số của nhân tố thứ I, được thể hiện qua phương trình dưới đây:

Fi = Wί1X1 + Wί2X2 + Wί3X3 + …. + WίkXk (4.3.5)

Các hệ số nhân tố của các biến quan sát được thể hiện trong bảng 4.3.5 Bảng 4.3.4. Ma trận điểm hệ số nhân tố

hiệu Tên các nhân tố

Nhóm nhân tố

1 2

C5.1 Nâng cao nhận thức thị trường và môi trường cho

doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng sản phẩm. 0,223 C5.2 Nâng cao nhận thức thị trường và môi trường cho

doanh nghiệp để tạo giá trị gia tăng của sản phẩm. 0,232 C5.3 Nâng cao nhận thức thị trường và môi trường để nâng

cao giá bán sản phẩm. 0,220

C6.3 Đầu tư chi phí bảo vệ môi trường để tạo ra sản phẩm

sạch hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. 0,166 C6.4 Đầu tư chi phí bảo vệ môi trường để nhận được giá bán

sản phẩm cao hơn. .0,384

C6.6 Kiểm tra chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến việc

sử dụng các nguyên liệu đầu vào có chất lượng. 0,300 C6.7 Kiểm tra chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến việc

tạo ra sản phẩm sạch hơn, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.

0,314 C6.8 Kiểm tra chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến giá

bán sản phẩm. 0,237

C7.1 Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra và do vậy nhận được giá bán sản phẩm tốt hơn.

0,319 C7.2 Truy xuất được nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào để

đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra và do vậy nhận được giá bán sản phẩm tốt hơn.

0,384

(Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu khảo sát, 2013)

Dựa vào điểm nhân tố ở bảng 4.3.5 ta có thể ước lượng điểm nhân tố theo các phương trình sau đây:

53

Phương trình 4.3.6 chỉ ra rằng, việc sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào (cá tra nguyên liệu), cũng như việc liên kết với những hộ nuôi đáp ứng được chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến việc buộc các doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức kinh doanh theo hướng tìm kiếm những người cung cấp đầu vào có uy tín; và thông qua liên kết với người cung cấp nguyên liệu đầu vào để có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng hơn. Cuối cùng để doanh nghiệp có thể tạo ra được những sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường, và do vậy có khả năng nhận được giá cả cao hơn. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức thị trường và môi trường cho doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng quan trọng đến việc thay đổi nhận thức kinh doanh theo định hướng thị trường của doanh nghiệp, thông qua việc tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, những sản phẩm giá trị gia tăng.

C2 = 0,166C6.3 + 0,384C6.4 + 0,300C6.6 + 0,314C6.7 + 0,237C6.8 (4.3.7)

Kết quả trong phương trình 4.3.7 cho thấy, việc đầu tư chi phí để xây dựng các công trình, thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường nước thải từ chế biến có ảnh hưởng lớn nhất đối với quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm. Kế đến, việc tăng cường khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu sử dụng nguyên liệu đầu vào đến tính ổn định chất lượng của sản phẩm đầu ra cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi nhận thức kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, do ảnh hưởng của cấu trúc thị trường đã buộc các doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức kinh doanh theo hướng bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng. Đồng thời với việc mạnh dạn đầu tư chi phí cho việc xử lý ô nhiễm từ nước thải trong chế biến, cũng như việc lựa chọn những nhà cung cấp đầu vào có uy tín cũng được các doanh nghiệp thực hiện với mục đích tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm và cuối cùng để kỳ vọng nhận được giá bán sản phẩm tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)