Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 52)

Để kiểm định chất lượng của các biến quan sát đại diện cho các nhân tố, phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng ở đây. CFA được sử dụng sau khi phân tích EFA nhằm để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đánh giá cấu trúc thị trường cá tra.

Kết quả CFA của thang đo S lần 1 cho thấy tất cả các biến đều có trọng số đạt hơn tiêu chuẩn cho phép (≥ 0,5) để thang đo đạt giá trị hội tụ (Gerbing & Aderson, 1988). Nhưng một số chỉ số mức độ phù hợp chung lại khá thấp. Điều này cho thấy mô hình chưa phù hợp (xem Hình 4.3.1) do giá trị của các hệ số TLI = 0,735; CFI = 0,779; RMSEA = 0,162 không đạt so với tiêu chuẩn.

48

Hình 4.3.1. Kết quả CFA (lần 1) của thang đo S (chuẩn hóa)

Do vậy cần có những sự điều chỉnh để mô hình phù hợp hơn. Điều này được thực hiện thông qua việc quan sát bảng MI (Phụ lục 4.3.1a). Kết quả bảng MI (Modification Indices) cho thấy các nhân tố tiềm ẩn có MI rất cao. Điều này cho phép đặt giả thuyết các nhân tố này có quan hệ tương quan với nhau. Các phần dư e4 và e15 cũng có hiệp phương sai rất cao. Do vậy, các biến S4.11 và S3.14 sẽ được loại khỏi mô hình.

Kết quả CFA lần 2 phát hiện mô hình vẫn chưa tốt do vẫn còn biến tiềm ẩn mang MI cao (Phụ lục 4.3.1b), do vậy tiếp tục loại biến S2.6 và S3.5 (với phần dư e8 và e12 có hiệp phương sai cao ) ra khỏi mô hình.

Kết quả CFA lần 3 chỉ ra mô hình vẫn chưa tốt, do vẫn còn biến tiềm ẩn có chỉ số điều chỉnh (MI) cao (do e9 có hiệp phương sai cao). Chính vì vậy, tiếp tục loại biến S2.8 ra khỏi mô hình (phụ lục 4.3.1c).

49

Hình 4.3.2. Kết quả CFA (lần 3) của thang đo S (chuẩn hóa)

Sử dụng phương pháp ước lượng Maximum likelihood để phân tích, cho kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA như sau: Mức độ phù hợp chung với Chi- square/df =1,139 (<3) theo Kettinger và Lee (1995) thì giá trị này nhỏ hơn 3 là phù hợp hoặc N ≥ 200 thì giá trị này nhỏ hơn 5 là phù hợp. Qua đó cho thấy trong trường hợp này giá trị của Chi-quare/df = 1,139 khá tốt, phù hợp với các nghiên cứu thực tế trước đây; TLI = 0,960 & CFI = 0,972 (đều >0,9) và RMSEA = 0,067 (<0,08) nên có thể kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu có được. Thêm vào đó, giá trị hội tụ các trọng số (chuẩn hoá) đều lớn hơn 0,5 (hình 4.3.2) nên có ý nghĩa thống kê và đạt được giá trị hội tụ.

Qua kết quả hồi quy chuẩn hoá (phụ lục 4.3.1d) cho thấy các biến đều có ý nghĩa với mức độ tác động khác nhau, tuy nhiên các trọng số chưa chuẩn hoá đều mang dấu dương cho thấy các biến ảnh hưởng tỷ lệ thuận với: (1) Nhóm 1 có 4 biến; (2) Nhóm 2 có 3 biến; (3) Nhóm 3 có 3 biến; (4) Nhóm 4 có 2 biến.

50

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)