Phân tích nhân tố khẳng định

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 58)

Kết quả CFA của các thang đo C lần 1 cho thấy trọng số của các biến đều đạt trên 0,5, lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (>= 0,5) để thang đo đạt giá trị hội tụ (Gerbing & Aderson, 1988). Nhưng mức độ phù hợp chung đều cao hơn mức chuẩn, cho thấy mô hình rất phù hợp (xem hình 4.3.4). Những giá trị: Chi- square/df = 0,945; GFI = 0,848; TLI = 1,007; CFI = 1,000; RMSEA = 0,000 đạt so với tiêu chuẩn. (Ở mô hình này chúng ta không xem xét P.value của Chi- square do nhược điểm của chỉ số này là phụ thuộc rất lớn vào kích thước mẫu).

54

Hình 4.3.4. Kết quả CFA (lần 1) của thang đo C (chuẩn hóa)

Sử dụng phương pháp ước lượng là Maximum likelihood cho ta kết quả CFA như sau:

- Mức độ phù hợp chung Chi-square/df = 0,945 (<3) theo Kettinger và Lee,1995 thì giá trị này nhỏ hơn 3 là phù hợp hoặc N ≥ 200 thì giá trị này nhỏ hơn 5 là phù hợp. Qua đó cho thấy Chi-quare/df = 0,945 là khá tốt phù hợp với các nghiên cứu thực tế trước đây ; TLI = 1,007 & CFI = 1,000 (đều >0,9) và RMSEA = 0,000 (<0,08) nên có thể kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường.

- Giá trị hội tụ các trọng số (chuẩn hoá) đều lớn hơn 0,5 nên có ý nghĩa thông kê và đạt được giá trị hội tụ.

Tóm lại, đối với các biến thành phần thực hiện thị trường (C), chúng ta sẽ có 2 biến: C1 (thay đổi nhận thức kinh doanh theo hướng bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng) và C2 (Đầu tư chi phí cho việc bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm). Trong đó, biến thành phần C1 có 5 biến quan sát và biến thành phần C2 cũng có 5 biến quan sát, như được thể hiện trong hình 4.3.4. Hai biến thành phần này sẽ được đưa vào phương trình hồi quy các biến kết quả thực hiện thị trường (P) trong bước kế tiếp.

55

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)