So với ước tính của Tổng cục Thống kê về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tối đa của năm 2012 chỉ đạt khoảng gần 95% so với mục tiêu của ngành (6,5 tỷ USD). Tuy nhiên, nếu tính đến hết tháng 11/2012 thì so với cùng kỳ năm 2011 sản lượng xuất khẩu thuỷ sản tăng 4% và kim ngạch
28
xuất khẩu tăng 1,9% [4]. Nguyên nhân chính dẫn đến chỉ tiêu kế hoạch của ngành không đạt là do dịch bệnh gan tuỵ trên tôm và do giá cả xuất khẩu cá tra phi lê sụt giảm. Hai nguyên nhân này đã dẫn đến sản lượng cá tra phi lê xuất khẩu giảm 2,3% tỷ trọng trong tổng lượng xuất khẩu thuỷ sản của ngành so với năm 2011, và giảm lượng xuất khẩu tôm từ mức 14,7% (2011) xuống còn 17,1% (2012) trong tổng lượng xuất khẩu chung của ngành [4].
Bảng 4.5. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo chủng loại 11 tháng của năm 2012 (so với cùng kỳ năm trước, triệu USD, %)
Chủng loại 11 tháng của năm 2011 11 tháng của năm 2012 Tăng trưởng (%) Tổng 5.511,4 5.614,5 1,9 Tôm 2.148,2 2.035,7 -5,2 Cá tra 1.672,1 1.581,3 -5,4 Cá ngừ 332,1 458,5 38,1 Mực/bạch tuộc 454,8 436,6 -4,0 Cua/ghẹ 98,6 89,4 -9,3 Khác 805,6 1.013,0 25,8 Nguồn: AgroMonitor 2013.
Đối với lượng xuất khẩu thuỷ sản, cá tra là chủng loại sản phẩm chiếm cơ cấu cao nhất, theo Agro Monitor (2013) trong 11 tháng của năm 2012 cơ cấu sản lượng cá tra xuất khẩu chiếm 50,2% tổng cơ cấu. Về kim ngạch xuất khẩu, tôm vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm 36,2% trong 11 tháng của năm 2012. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm tôm và cá tra đã giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản so với năm 2011 lần lượt là 3,2% và 2%.
Tóm lại, tính đến hết tháng 11 năm 2012 mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng kim ngạch xuất khẩu của hai sản phẩm xuất khẩu chính của ngành là tôm và cá tra lần lượt giảm 5,2% và 5,4% (bảng 4.5). Số liệu từ bảng 4.22 cho thấy tôm và cá tra là hai sản phẩm xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. kim ngạch xuất khẩu của hai sản phẩm này chiếm trên 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Tính đến năm 2012, các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã xuất sang 156 thị trường. Có đến 83,5% kim ngạch xuất khẩu (gần 4,7 tỷ USD) tập
29
trung ở 20 thị trường lớn nhất, trong đó 5 nước dẫn đầu lần lượt là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đức. Điều này cho thấy thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam rất tập trung. Đặc biệt trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã gia tăng 20,2%. Trong khi ở Đức lại giảm 18,5% [38]. Đây là dấu hiệu thị trường tốt cho Việt Nam do lợi thế về khoảng cách đối với thị trường xuất khẩu được thu hẹp, cơ hội tăng khả năng cạnh tranh do giảm chi phí vận chuyển. Xu hướng chuyển đổi vị trí thị trường xuất khẩu trong top 20 nước xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam theo hướng sụt giảm thị trường của các nước thuộc EU và gia tăng thị trường các nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, HongKong và đặc biệt là Thái Lan. Đặc biệt đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu sang thị trường Ai Cập tăng mạnh trong năm 2012, khiến cho thị trường này lọt vào top 20 nước xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam thay cho Brazil. Xu hướng chuyển đổi này ngoài việc làm giảm chi phí vận chuyển cho sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, còn là dấu hiệu xuất khẩu tốt cho Việt Nam về hàng rào kỹ thuật – tiêu chuẩn về nhu cầu chất lượng sản phẩm thấp hơn.
Xét về thị trường tiềm năng của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam lại có một ngữ cảnh không được khả quan lắm. Tính đến năm 2012, chỉ có 21 trong số 156 thị trường (có giá trị xuất khẩu trên 10 triệu USD) đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2011. Trong đó, Nigieria đạt tăng trưởng lớn nhất (195,2%). Cũng vậy, chỉ có 10 thị trường vừa thuộc top 20 và top thị trường các nước có mức tăng trưởng dương so với năm 2011 [4]. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận thị trường của Việt Nam trong năm 2012 bị hạn chế, một phần do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm giảm sức mua của các nước nhập khẩu.
Đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, tính đến năm 2012 có đến 1287 doanh nghiệp/cá nhân tham gia xuất khẩu thuỷ sản, tăng mạnh so với năm 2011 (có 1.100 doanh nghiệp/cá nhân) [4]. Trong khi sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu năm 2012 tăng chỉ có 4% và 1,9% thì tỷ lệ gia nhập ngành này tăng đến 17% như vậy cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp/cá nhân trong ngành ngày càng gia tăng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giá cả xuất khẩu thuỷ sản, đặc biệt trong ngành hàng cá tra bị sụt giảm.
Ngành xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được xem là ngành rất tập trung, do 20 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất đạt tới 1,6 tỷ USD, chiếm gần 1/3 tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản (2012). Ba doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu năm 2012 lần lượt là Công ty Cổ phần Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và Công ty Cổ phần Hùng Vương. Riêng đối với ngành hàng cá tra, trong năm 2013 có 3 công ty đứng đầu xuất khẩu sản phẩm cá tra, đó là Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy Sản An Giang và Công ty Cổ phần Hùng Vương. Ba Công ty này chiếm 33,6% thị phần xuất khẩu
30