Hồi quy biến kết quả thực hiện thị trường (P) lên biến cấu trúc thị trường (S) và

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 60)

trường (S) và thực hiện thị trường (C)

Thang đo các biến kết quả thực hiện thị trường của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra (P1 và P2) đối với các biến cấu trúc thị trường (S) và thực hiện thị trường (C) được xác định lại gồm 4 thành phần S là các nhân tố vừa được rút ra qua quá trình phân tích nhân tố khẳng định, bao gồm: (1) Cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, (2) Những chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với việc người nuôi theo hướng đảm bảo chất lượng và liên kết với doanh nghiệp, (3) Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; (4) Rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu và 2 thành phần C: (1) Thay đổi nhận thức kinh doanh theo định hướng thị trường,( 2)Đầu tư chi phí bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra. Do đó, mô hình hồi quy đa biến được thể hiện qua phương trình sau:

Ph = a0 + b Si i i   3 1 + c Cj j j   2 1 + e (4.3.8)

Trong đó, h = 1 và 2 (1: hiệu quả về sản phẩm, sản phẩm đạt chất lượng); 2: hiệu quả về giá (nhận được giá tốt).

i = 1,2,3; j = 1,2 e là sai số đo lường

Kết quả phân tích hồi quy từ phương trình 4.3.8 được thể hiện chi tiết ở Phụ lục 4.3.3 và 4.3.4, và được thể hiện qua phương trình sau :

P1 = -0,079S1 + 0,177S2 + 0,133S3 - 0,081S4 + 0,623C1 + 0,161C2 (4.3.9) (-0,703) (1,309) (0,754) (-0,456) (3,307) (1,125)

Kết quả ở phương trình 4.3.9 cho thấy chỉ có biến thành phần C1 có tác động ở mức ý nghĩa thống kê 5% đến biến P1. Nói cách khác, việc thay đổi nhận thức kinh doanh của doanh nghiệp theo định hướng thị trường đã có tác động tích cực đến việc doanh nghiệp tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu thị trường. Còn đối với biến hiệu quả về giá cả, kết quả phân tích được thể hiện ở phương trình 4.3.10 dưới đây:

P2 = 0,341S1 -0,391S2 +0,382S3 +0,084S4 +0,214C1 - 0,102C2 (4.3.10) (1,522) (-1,446) (1,083) (0,239) (0,569) (0,359)

Kết quả ở phương trình 4.3.10 cho thấy không có biến độc lập nào có tác động ý nghĩa đến biến phụ thuộc P2. Có nghĩa là, sự thay đổi trong cấu trúc thị trường, cũng như trong việc thực hiện thị trường của doanh nghiệp đều không có ảnh hưởng đến giá cả nhận được, từ việc bán sản phẩm cá tra phi lê. Điều này

56

hoàn toàn đúng với thực trạng tiêu thụ cá tra phi lê của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra trong nhiều năm qua, do các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều lệ thuộc hoàn toàn vào giá cả của người mua. Trong quá trình khảo sát, các doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thiếu sự liên kết ngang giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong khâu tiêu thụ. Thêm vào đó, vai trò và hiệu quả tiếp cận thị trường của Hiệp hội các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam (VASEP) còn rất hạn chế, nên chưa thực sự hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tốt hơn. Bên cạnh đó, nỗ lực quảng bá sản phẩm của bản thân từng doanh nghiệp cũng còn thụ động, nên chưa tìm kiếm được đầu ra tốt cho sản phẩm. Chính vì vậy, kết quả phân tích này có thể nói là hoàn toàn chính xác trong thực tế, mặc dù Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành này, nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa nhận được giá cả tốt tương xứng với những nỗ lực của họ trong kinh doanh theo hướng thay đổi tư duy kinh doanh và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 60)