MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 25)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL có nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng cá tra. Đầu tiên ĐBSCL có nền bức xạ và nhiệt độ tương đối cao và ổn định qua nhiều năm, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Đây là những điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh tế nói chung trên địa bàn các tỉnh/thành phố trong vùng cũng như phát triển sản xuất cá tra nói riêng. Kế đến đất đai được phân bố tập trung dọc ven sông Tiền, sông Hậu chiếm diện tích khá lớn là đất phù sa, đất phù sa nhiễm phèn với nhiều mức độ khác nhau. Nhìn chung, các khu vực đất phù sa, đất phù sa nhiễm phèn nhẹ ven sông tương đối phù hợp cho phát triển nuôi cá tra (kết hợp bón vôi, rửa phèn). Bên cạnh đó sự dao động của biên độ triều trên sông Tiền, sông Hậu vừa đảm bảo chất lượng nguồn nước, vừa thuận lợi trong cấp, tiêu thoát nước tốt hơn cho các khu vực sâu trong nội đồng, đây là điều kiện phù hợp với nuôi cá tra thâm canh năng suất cao. Việc xâm nhập mặn được xem là nguyên nhân ngăn cản sự phát triển nghề nuôi cá tra. Độ mặn lớn hơn 4‰ được xem là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến việc phát triển nuôi cá tra. Các vùng nhiễm mặn dưới 4‰ hoặc vùng có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt vào mùa lũ có ưu thế hơn trong việc nuôi cá tra, tác nhân gây bệnh bị kìm hãm trong môi trường nước mặn giúp giảm thiểu dịch bệnh hơn so với các vùng ngọt quanh năm phía thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu. Hàng năm sông Cửu Long chuyển trên 700 tỷ m3 nước ra biển Đông, với lưu lượng bình quân là 18.500 m3/s. Các hoạt động của con người, sản xuất nông nghiệp và nghề nuôi cá tra trên sông Tiền và sông Hậu thải ra một lượng lớn chất thải vào dòng sông. Tuy nhiên, với lưu lượng lớn của sông Cửu Long, nhất là trong mùa lũ đã giúp cho khả năng tự làm sạch môi trường và rửa trôi (sức tải môi trường) của dòng sông Tiền và sông Hậu là rất lớn.

Bên cạnh những thuận lợi như đã được nêu trên, phát triển ngành hàng cá tra ở ĐBSCL cũng gặp phải những bất lợi sau như việc xây đắp đập thủy điện ở các nước thượng nguồn sông Mê Kông đã làm giảm lưu lượng dòng chảy sông, đặc biệt là mùa khô, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tải nước ngọt đẩy mặn, kết hợp với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã làm tình trạng xâm nhập mặn ngày càng vào sâu trong sông. Sự thay đổi dòng chảy sông và tình trạng xói lở đất dọc 2 bờ sông Tiền, sông Hậu gây thiệt hại cho các công trình hạ tầng thủy sản, nhà ở. Bên cạnh đó chất lượng môi trường nước có chiều hướng suy giảm do tốc độ phát triển các ngành kinh tế hiện nay trong đó có sự phát triển quá mức của ngành thủy sản trong thời gian qua đã làm kìm hãm sự phát triển nghề nuôi cá tra hiện nay.

21

Tóm lại, điều kiện tự nhiên của ĐBSCL có nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng cá tra. Về địa hình và thổ nhưỡng, ĐBSCL có được đất bãi bồi, cù lao ven sông Tiền, sông Hậu, cạnh sông hoặc nhánh sông lớn, có khả năng cấp thoát nước ngọt một cách thuận lợi; đất thịt, đất phù sa có khả năng giữ nước tốt và không có phèn tiềm tàng trong đất. Ngoài ra, nơi đây còn có điều kiện trao đổi nước tốt (dựa vào thủy triều); không bị ngập vào mùa mưa và thiếu nước cung cấp vào mùa khô; chất lượng nước tốt, ổn định, độ mặn trung bình trong năm dưới 4‰. Những địa phương được xem là phù hợp để phát triển ngành hàng này bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long, do đất ở các địa phương này chủ yếu là đất phù sa, ven sông lớn, chất lượng nước tốt, cấp thoát nước tốt, mức độ ngập từ 0,5 – 2m. Do vậy, các địa phương sản xuất tập trung có tiềm năng phát triển: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Hậu Giang.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

ĐBSCL có điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) tương đối thuận lợi cho phát triển ngành cá tra. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao sẽ rất thuận lợi cho việc mở rộng quy mô và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Xu hướng chuyển dịch giữa các ngành kinh tế (từ nông nghiệp sang thủy sản) cũng phản ánh vai trò tiềm năng phát triển của ngành thủy sản vùng ĐBSCL.

Phát triển nuôi theo hình thức công nghiệp cá tra đòi hỏi phải có sự đáp ứng cao hơn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp về điện và giao thông. Mặc dù hệ thống điện và giao thông vùng ĐBSCL đã được cải thiện trong thời gian qua, nhưng mới chỉ đáp ứng phần nhỏ so với nhu cầu sản xuất.

Nuôi cá tra đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi điều kiện KT-XH của người dân trong vùng chưa cao, chưa đủ tiềm lực để đầu tư vào sản xuất; do đó cần có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất; hệ thống ngân hàng cho vay vốn để người dân có thể hoạt động sản xuất, nhằm khai thác lợi thế tiềm năng và đóng góp vào sự phát triển KT-XH chung của vùng.

4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA Ở ĐBSCL THỤ CÁ TRA Ở ĐBSCL

4.2.1. Thực trạng sản xuất

Diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL có xu hướng giảm dần, từ 6.012 ha năm 2008 còn 5.477 ha năm 2013, bình quân giảm 3,4%/năm. Năm 2008, do phát triển “nóng”, diện tích nuôi cá tra đạt cao nhất là 6.012 ha, sau đó liên tục giảm dần đến năm 2011 còn 4.951 ha. Năm 2012, thị trường xuất khẩu khôi phục, giá thu mua nguyên liệu tăng trở lại làm tăng diện tích nuôi đạt 5.469 ha. Đến cuối

22

năm 2013, diện tích nuôi ở ĐBSCL đạt 5.477 ha. Trong đó, 5 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Bến Tre chiếm khoảng 5.000 ha (Phụ lục 1.1)

Tính đến năm 2012, cá tra được tổ chức sản xuất theo 3 loại hình chính: nông hộ/trang trại là 1.748,4 ha chiếm 48,7%; doanh nghiệp là 1.761,6 ha chiếm 49,1%; và hợp tác xã (HTX) là 77,3 ha chiếm 2,2% (Kết quả điều tra phương thức NTTS năm 2012). Đến năm 2013, hộ gia đình/trang trại giảm còn 36,2%; HTX chiếm 4,1% và doanh nghiệp tăng lên 59,7% (SNN&PTNT các tỉnh/thành, 2013) (trừ Kiên Giang và Sóc Trăng chưa phân theo loại hình sản xuất). Điều đó cho thấy, sản xuất cá tra đòi hỏi vốn lớn, khi giá cả biến động bất lợi, các hộ nông dân và HTX khó duy trì được sản xuất và chuyển sang nuôi gia công hoặc làm thuê cho các doanh nghiệp và những nhà đầu tư.

Mặc dù diện tích có xu hướng giảm dần nhưng từ năm 2009 sản lượng lại liên tục tăng dần, mặc dù tốc độ tăng không lớn, chỉ đạt bình quân 0,4%/năm. Khu vực nuôi cá tra có năng suất cao nhất hiện nay là ở các khu đất cồn, bãi đạt khoảng 300-400 tấn/ha. Đối với loại hình nuôi ao sâu trong nội đồng thì có năng suất thấp hơn từ 150-200 tấn/ha. Kích cỡ thu hoạch cá tra trung bình vụ 1 từ 0,7- 1,2 kg/con, kích cỡ thu hoạch vụ 2 từ 0,8-1,1kg/con.

Tổng sản lượng cá tra nuôi năm 2013 đạt trên 1 triệu tấn, trong đó Đồng Tháp chiếm 33% tổng sản lượng cá tra toàn vùng, tiếp đến là An Giang 21%, Bến Tre 14%, Cần Thơ 13% và Vĩnh Long chiếm 9%. Về sản lượng, 5 tỉnh này chiếm khoảng 90% tổng sản lượng cá tra nguyên liệu của ĐBSCL (Phụ lục 1).

Qua kết quả khảo sát 262 hộ nuôi ở 5 tỉnh trong vùng nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi hộ nuôi có 2 lao động tham gia vào hoạt động nuôi cá tra. Tuổi trung bình của chủ hộ nuôi là 48 tuổi. Trong thực tế, độ tuổi trung bình như trên là phù hợp với nghề nuôi cá tra, vốn đòi hỏi phải có tích lũy nhiều kinh nghiệm, cũng như kỹ thuật nuôi được cải thiện trong thời gian dài. Vấn đề kỹ thuật nuôi cũng phần nào bị giới hạn bởi trình độ học vấn của chủ hộ, do kỹ thuật nuôi cá tra là phức tạp nên việc tiếp thu của chủ hộ sẽ bị hạn chế nếu trình độ học vấn không cao. Các hộ được khảo sát có trình độ học vấn trung bình là lớp 9, là bậc học tương đối tốt để các chủ hộ có được khả năng tiếp thu tốt kiến thức – kỹ thuật trong các lớp tập huấn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số chủ hộ có học vấn dưới cấp I, điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất của hộ. Những hộ được khảo sát có kinh nghiệm nuôi trung bình là 10 năm. Hiện tại, như đã nêu trong vùng chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ ít tập trung, quy mô sản xuất nhỏ nên đa số các hộ ưu tiên sử dụng lao động gia đình trong sản xuất. Tuy nhiên vẫn không ít hộ sử dụng lao động thuê trong các khâu của sản xuất cùng với nhiều hình thức thuê khác nhau. Có gần 60% số hộ có sử dụng lao động thuê mướn trong sản xuất cá tra, dưới 3 hình thức thuê được áp dụng chính là trả lương theo

23

công nhật, trả lương theo tháng và trả lương theo năm. Trong đó, thuê theo tháng được áp dụng nhiều nhất.

Như vậy, những chủ hộ được khảo sát hầu hết đều có tuổi tác cũng như có được mức kinh nghiệm phù hợp để phát triển tốt trong môi trường cạnh tranh của ngành sản xuất cá tra thương phẩm hiện nay. Lao động thuê mướn vẫn còn chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong các hộ nuôi.

Cũng qua kết quả khảo sát cho thấy, hiện tại các hộ sản xuất cá tra trên toàn vùng ĐBSCL chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún với quy mô diện tích nhỏ (1,14ha/hộ). Một số hộ phát triển mở rộng sản xuất sẽ thuê thêm đất để canh tác nhưng cũng với quy mô ao nhỏ (dưới 0,5 ha/hộ). Trung bình mỗi hộ trong vùng sẽ có 2 ao nuôi trên diện tích đất của mình. Như đã biết, sản xuất cá tra là ngành nghề đòi hỏi mức đầu tư rất cao cho cả vụ nuôi. Chính vì thế, có đến 90,5% số hộ không đủ vốn dể sản xuất. Để đáp ứng được nhu cầu vốn rất cao của ngành sản xuất cá tra, người nuôi sẽ phải tìm đến các nguồn vốn vay, chủ yếu từ các ngân hàng thương mại, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức lãi suất trung bình mà hộ nuôi cá tra phải trả là 1,01%/tháng, với thời hạn vay trung bình vào khoảng 10 tháng.

Nhìn chung nguồn lực về đất đai và vốn sản xuất của các hộ nuôi còn rất nhiều hạn chế và do vậy, đặc trưng của ngành sản xuất này vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún.

Đối với mùa vụ sản xuất cá tra diễn ra khá phức tạp. Những hộ nhỏ lẻ, không có sự thống nhất trong thời gian thả cũng như thời gian thu hoạch; còn đối với doanh nghiệp với quy mô lớn thì khi không tìm được đơn hàng thực sự lớn, vẫn phải thả xen kẽ giữa các ao với nhau. Điều này dẫn đến người nuôi không thể tuân theo chính xác lịch thời vụ. Thời gian nuôi trung bình gần 8 tháng mỗi vụ Thời gian nuôi lâu có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu có 2 nguyên nhân chính: một là, hộ thả con giống nhỏ (như cá bột); hai là, có thể do hộ giữ cá và cho ăn cầm chừng để khi giá cá cao ổn định sẽ bán.

Hiện tại trên vùng nuôi ĐBSCL vẫn chưa có nhiều địa điểm cung cấp giống chính thức, cũng như với trình độ hiện tại, người nuôi chưa thể phân biệt được con giống sạch hay không sạch bệnh. Đa số hộ nuôi lựa chọn con giống bằng trực quan, thấy cá có bề ngoài khỏe mạnh, không dị tật và giá rẻ hơn sẽ mua về nuôi. Con giống nông hộ sử dụng được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: trại giống, công ty, thương lái, tự sản xuất và mua từ người nuôi khác. Trong đó, con giống được mua từ trại giống chiếm tỷ trọng cao nhất là 38,9% (tương đương 102 trong tổng số 262 hộ khảo sát), mua từ thương lái chiếm 33,6% (tương đương 88 trong tổng số 262 hộ được khảo sát) (Bảng 4.1). Qua khảo sát cũng cho thấy chỉ có 52 trong số 262 hộ được khảo sát sử dụng con giống được chứng nhận sạch

24

để sản xuất cá tra thương phẩm, còn lại 210 hộ sử dụng cá tra không có chứng nhận sạch để sản xuất cá tra thương phẩm (chiếm 80,42%).

Bảng 4.1. Nguồn cung cấp con giống và tình trạng con giống

Nguồn cung cấp con giống Số lượng Tỷ lệ (%) Trại gống 102 38,9 Thương lái 88 33,6 Công ty 2 0,8 Tự sản xuất 42 16,0 Từ người nuôi khác 28 10,7 Tổng 262 100,0 Tình trạng con giống Sạch 52 19,6 Không sạch 210 80,4 Tổng 262 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013

Các hộ nuôi sử dụng con giống có kích cỡ rất chênh lệch nhau (nhỏ nhất 0,5 cm, lớn nhất đến 4 cm). Dẫn đến chi phí đầu tư cũng có sự khác biệt lớn (90 triệu), với mức đầu tư bình quân là 450 triệu đồng/ha. Tỷ lệ hao hụt trung bình do con giống kém chất lượng còn tương đối cao (24%), có trường hợp lên đến 90%. Phần lớn các hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp (79%). Số hộ nuôi còn lại hoặc là sử dụng thức ăn tự chế hoặc sử dụng cả hai. Giá cả trung bình thức ăn tự chế tchỉ bằng khoảng ¾ giá thức ăn công nghiệp (8.500 đồng/kg so với 11.710 đồng/kg). Qua khảo sát cũng được biết thêm, thức ăn tự chế được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, nhưng chủ yếu là: cám, cá biển và bột đậu nành hoặc bột khoai. Tùy vào công thức phối trộn nguyên liệu mà mỗi hộ sẽ tự tạo ra được các loại thức ăn cho cá với hệ số dinh dưỡng khác nhau, tương ứng với nhiều giá thành khác nhau. Vì thế mà giá thành thức ăn tự chế tại các nông hộ sản xuất cá tra có mức từ 5.400 – 20.000 đồng/kg. Qua bảng 4.2 cho thấy trong số các hộ được khảo sát có 22,9% (tương ứng 48 hộ được khảo sát) số hộ sử dụng dịch vụ tín dụng do nhà cung ứng thức ăn cho cá tra tại địa phương cung cấp, trong đó 12,9% là hình thức là trả dần hàng tháng, 10% là gối đầu 1 vụ hoặc lấy thức ăn và trả vào cuối vụ. Các hình thức này có lãi suất được tính gộp vào giá thức ăn vì thế làm cho giá thức ăn của những nông hộ này cao hơn mức trung bình của thị

25

trường. Như đã đề cập trước là giá thức ăn cao hay thấp cũng tùy thuộc vào nhãn hiệu thức ăn, nên qua khảo sát cũng phát hiện 25,5% số hộ (48 trong số 188 hộ trả lời) mua thức ăn từ nhà cung ứng ngoài địa phương.

Bảng 4.2. Các phương thức thanh toán tiền thức ăn trong sản xuất cá tra tại ĐBSCL năm 2013

Tần số Tỷ lệ (%)

Thanh toán bằng TM, CK ngay 146 69,5

Gối đầu, trả cuối vụ 21 10,0

Thức ăn do công ty cung cấp 16 7,6

Trả dần 27 12,9

Tổng 210 100

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013

Hiện tại xu hướng tiêu dùng trên thế giới đang hướng đến nguồn nguyên liệu sạch và bền vững mà cụ thể ở đây là đòi hỏi sản phẩm cá tra phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo tính an toàn và bền vững cho sản phẩm. Tuy nhiên, tại thời điểm khảo sát chỉ có 19,8% số hộ đang nuôi theo một hoặc nhiều tiêu chuẩn nuôi khác nhau. Trong đó, tiêu chuẩn VietGap được áp dụng nhiều nhất. Kế đó là các tiêu chuẩn khác như BMP, GlobalGap, ASC và BAP.

Tóm lại, thực trạng sản xuất cá tra ở ĐBSCL còn gặp nhiều bất cập, do chưa có một qui hoạch sản xuất về thời vụ sản xuất, chất lượng con giống thấp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)