Hồi quy biến thực hiện thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 61)

Đứng cả về mặt lý thuyết và thực tế, trong quá trình thực hiện thị trường, các hoạt động thị trường được thực hiện bởi doanh nghiệp ngoài việc chịu tác động bởi sự thay đổi của cấu trúc thị trường, cũng có khả năng tương tác với nhau để góp phần nâng cao hiệu quả thị trường. Để kiểm chứng vấn đề này, nghiên cứu thực hiện một phân tích hồi quy đa biến của các biến thành phần C lên các biến cấu trúc thị trường S và các giữa các biến C với nhau.

Ch = a0 + b Si i i   3 1 + c Cj h j j   3 + e (4.3.11) h=1,2

Kết quả hồi quy được thể hiện trong phương trình 4.3.12 và 4.3.13 (xem chi tiết trong Phụ lục 4.3.5 và 4.3.6)

C1 = 0,102S1 + 0,255S2 + 0,280S3 -0,016S4 + 0,461C2 (4.3.12) (0,886) (2,003) (1,596) (-0,088) (3,890)

Kết quả từ phương trình trên chỉ ra rằng, việc đầu tư chi phí cho việc bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến việc làm thay đổi nhận thức kinh doanh theo định hướng thị trường của doanh nghiệp. Điều này cũng rất đúng trong thực tế, theo ý kiến của các doanh nghiệp được tiếp

57

cận, họ đều cho rằng việc đưa ra những quy định kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt, phần nào đã làm thay đổi được nhận thức của công nhân, cũng như lãnh đạo của doanh nghiệp thấm nhuần với quan điểm “Bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mình có”.

Tương tự, nghiên cứu tiếp tục xem xét mối quan hệ giữa biến thực hiện thị trường C2 với các biến cấu trúc thị trường S và C1. Kết quả hồi quy được thể hiện trong phương trình 4.3.12 (xem chi tiết trong Phụ lục 4.3.7 và 4.3.8).

C2 = -0,005S1 +0,026S2 + 0,239S3 -0,314S4 + 0,798C1 (4.3.13) (-0,032) (0,142) (1,004) (-1,336) (3,890)

Kết quả ở phương trình 4.3.12 cho thấy chỉ có biến C1 có tác động ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1% đối với biến C2. Có nghĩa là việc thay đổi nhận thức trong kinh doanh theo định hướng thị trường có tác động tích cực đến việc các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra tích cực hơn trong đầu tư chi phí bảo vệ môi trường, như đầu tư hệ thống xử lý nước thải từ chế biến cá và tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra, nhằm để tạo ra được những sản phẩm đảm bảo chất lượng và phù hợp với những chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên do ảnh hưởng từ khâu chế biến cá.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 61)