Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bến Thủy Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 50)

2.2.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Ở chƣơng 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy đƣợc những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chƣơng 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 để phân tích những nhân tố mới ảnh hƣởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực và những lý do phải áp dụng các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy trong thời gian tới.

Thông qua các số liệu thu thập đƣợc tổng hợp để đánh giá khái quát thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV Đóng tàu Bến Thủy, tác giả đi sâu vào phân tích, nhận định tình hình một cách khách quan khoa học nhất để đảm bảo các thông tin đƣợc đƣa ra đầy đủ và phản ánh đúng tình hình doanh nghiệp, phản ánh đúng ý kiến của các đối tƣợng tham gia thảo luận.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực đƣợc đƣa ra cụ thể, chi tiết đúng với tình hình thực tế, các vấn đề liên quan đến công tác phát triển nhân lực đƣợc đề cập phân tích cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kết hợp giữa phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp, tác giả vừa khái quát hóa vấn đề vừa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề và nhanh chóng có các giải pháp hợp lý để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.

Dựa trên các dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và so sánh để đánh giá ƣu điểm, hạn chế của công tác phát triển nguồn nhân lực đồng thời tìm ra nguyên nhân gây ra hạn chế để đƣa ra đƣợc giải pháp khắc phục.

Ở chƣơng 3, từ việc phân tích rất nhiều yếu tố, nhân tố cụ thể về trong mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và các yếu tố nền tảng cơ sở cho sự phát triển của doanh nghiệp, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về tình hình phát triển nguồn nhân lực dựa trên những nội dung cần tiến hành ở công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các quan điểm và các giải pháp ở chƣơng 4.

Chƣơng 4, tác giả đƣa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với thực tế tình hình và thực trạng cũng nhƣ phù hợp với các yếu tố về đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, đặc điểm vùng miền và cơ sở hàng tầng phục vụ sản xuất.

2.2.2. Phƣơng pháp thống kê

Tác giả tiến hành thu thập các nguồn số liệu từ các loại báo cáo, tài liệu của công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy trong các kỳ đại hội, các báo cáo, tài liệu lên Tập đoàn CNTT Việt Nam ( nay là Tổng công ty CNTT SBIC). Thực hiện thống kê nguồn số liệu bằng các loại bảng biểu đồ thị, sơ đồ đồng thời thực hiện phân tích các số liệu một cách chính xác và khách quan để từ đó đƣa ra đƣợc các thông tin chứa đựng trong đó. Trên cơ sở đó có thể đƣa ra các dự báo của thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bến Thủy hoặc có các giải pháp thích hợp cho công tác phát triển nguồn nhân lực tại công ty.

2.2.3. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu

Sử dụng số liệu và các chỉ tiêu về nguồn nhân lực qua các năm để so sánh nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy, từ đó đƣa ra nhận xét và rút ra các bài học kinh nghiệm, các giải pháp để thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU BẾN THỦY

3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy

3.1.1. Sơ lƣợc về Công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bến Thủy là công ty chuyên về đóng mới và sửa chữa phƣơng tiện thủy với 100% vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc, nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với bề dày truyền thống hơn 60 năm hoạt động trong ngành. Là một đơn vị ra đời từ rất sớm để phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, trải qua nhiều biến cố thăng trầm từ sau thất bại của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam-Vinashin (nay là Tổng công ty CNTT Việt Nam) một trong những tập đoàn kinh tế lớn của nhà nƣớc đã làm thất thoát một khoản lớn ngân sách nhà nƣớc gây bức xúc trong dƣ luận xã hội, công ty đang từng bƣớc vƣơn lên xây dựng lại hình ảnh, giành lại uy tín cũng nhƣ vị thế của mình trong thị trƣờng đóng tàu nói chung và trên địa bàn Bắc Trung Bộ nói riêng. Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của chất lƣợng nguồn nhân lực trong hệ thống sản xuất kinh doanh cũng nhƣ quản lý bộ máy, công ty cũng đã chú trọng rất nhiều vào các khâu liên quan đến công tác tổ chức tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do trong giai đoạn mới còn nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự tụt dốc của ngành đóng tàu thế giới và sự thất bại của tập đoàn kinh tế Vinashin, năng lực quản lý nói chung và công tác đào tạo sử dụng và phát triển nhân lực nói riêng tại công ty vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả và chƣa đáp ứng đƣợc chất lƣợng theo yêu cầu phát triển.

Hiện tại Công ty đang quản lý một công ty con là công ty CP đầu tƣ xây dựng Vinashin Bến Thủy và 2 chi nhánh là Chi nhánh Công ty TNHH MTV

Đóng tàu Bến Thủy – Xí nghiệp sản xuất sản phẩm Composite và Chi Nhánh Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bến thủy – Khách sạn Vinashin San Hô Đỏ.

3.1.2. Các yếu tố bên trong ảnh hƣởng tới sự phát triển nguồn nhân lực của công ty của công ty

3.1.2.1. Bộ máy và cơ chế tổ chức

 Cơ cấu tổ chức công ty hiện tại + Đảng ủy;

- Bí thƣ Đảng ủy - Phó Bí thƣ Đảng ủy - Ban chấp hành Đảng ủy + Ban lãnh đạo công ty - Chủ tịch công ty - Trƣởng Ban kiểm soát - Tổng giám đốc

- 02 Phó Tổng giám đốc phụ trách các mảng riêng + Công đoàn;

+ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Các phòng, ban chức năng (6 phòng, 2 phân xƣởng và 2 chi nhánh): - Phòng Kế hoạch thị trƣờng - Phòng Tài chính kế toán - Phòng tổ chức tiền lƣơng - Phòng Kỹ thuật sản xuất - Phòng vật tƣ - Phòng Bảo vệ quân sự - Phân xƣởng vỏ tàu - Phân xƣởng cơ khí

- Chi nhánh Khách sạn San Hô Đỏ

Ban kiểm soát, Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên , đều thực hiện theo chế đô ̣ kiêm nhiê ̣m. Trong đó :

+ Đội ngũ chuyên viên, lao động gián tiếp

Số nhân viên phòng, đốc công phân xƣởng và phục vụ sản xuất, ban gồm: 80 ngƣờ i với trình đô ̣ chuyên môn , nghiê ̣p vu ̣ nhƣ sau : Thạc sĩ 02 ngƣời, đa ̣i học 25 ngƣời thuộc các chuyên ngành kinh tế, ngoại ngữ, luật, quản trị kinh doanh,... cao đẳng 7, trung cấp và trình đô ̣ khác 22 ngƣời, 24 ngũ kỹ sƣ chuyên ngành vỏ tàu, cơ khí, máy tàu, an toàn hàng hải thực hiện chuyên môn đốc công, giám sát tại các phân xƣởng với....

Bảng 3.1: Báo cáo tình hình lao động chuyên môn Trình độ lao động Số lƣợng Tỷ lệ % Chức vụ

Thạc sỹ 2 0,7 Quản lý

Đại học 49 16,4 Quản lý và chuyên viên

Cao đẳng 7 2,4 Chuyên viên và công nhân

kỹ thuật Trung cấp và trình độ

khác 22 7,4

Chuyên viên và công nhân kỹ thuật

Khác 220 73,1 Công nhân các nghề

(Nguồn số liệu: Báo cáo lao động năm 2014, Phòng Tổ chức hành chính

công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy)

Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nhìn chung đạt yêu cầu . Các phòng ban chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ đều ho àn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình , không để nhƣ̃ng sai sót chuyên môn xảy ra làm ảnh hƣởng đến uy tín và hoa ̣t đô ̣ng của trƣờng ; câ ̣p nhâ ̣t tốt các thông tin , chế đô ̣, chính sách và tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào công viê ̣c.

Các hoạt động của công ty đều do Tổng giám đốc điều hành dƣới sự giám sát của chủ tịch công ty và Ban kiểm soát đƣợc thể hiện rõ trong quy chế hoạt động của bộ máy công ty, các phó tổng giám đốc trực tiếp quản lý các bộ phận liên quan và chịu trách nhiệm trƣớc tổng giám đốc về hoạt động của các phòng ban do mình quản lý. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc chủ tịch công ty, chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng thành viên tổng công ty và trƣớc pháp luật về các hoạt động ; Chủ tịch công ty là ngƣời đại diện phần vốn chủ sở hữu chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng thành viên tổng công ty, chịu trách nhiệm trƣớc chủ sở hữu về tình hình tài sản của nhà nƣớc mà doanh nghiệp sử dụng. Hai đơn vị chi nhánh trực thuộc chịu sự quản lý trực tiếp của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm về công ty, thực hiện hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ.

Trƣởng các phòng ban bộ phận có trách nhiệm tổ chức hoạt động, điều hành hoạt động của đơn vị của mình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc phụ trách đơn vị về mọi mặt công việc của đơn vị mình và những công việc đƣợc uỷ quyền giải quyết.

Trong chỉ đạo, điều hành công việc, Lãnh đạo đơn vị bao gồm chủ tịch công ty, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc phụ trách và Trƣởng các phòng ban bộ phận, giám đốc các chi nhánh trong công ty TNHH MTV Đóng tàu Bến Thủy thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trƣởng; đồng thời phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ công nhân viên; đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và nội quy quy chế của công ty đã đề ra.

Ban lãnh đạo công ty, giám đốc chi nhánh, trƣởng các phòng ban bộ phận tại đơn vị thực hiện giải quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao và

quyết, nghị định, lịch làm việc cụ thể đƣợc cấp trên phê duyệt, đƣợc ban hành rộng rãi tới toàn thể cán bộ công nhân viên. Trừ trƣờng hợp đặc biệt, không tuỳ tiện thay đổi chƣơng trình, kế hoạch, lịch làm việc.

Ban lãnh đạo công ty, giám đốc chi nhánh, trƣởng các phòng ban bộ phận trong công ty phải đảm bảo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc và thực hiện chủ trƣơng đổi mới và phát triển.

3.1.2.2. Chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Vào cuối năm 2009, Nhà máy đóng tàu Bến Thủy rơi vào tình trạng khủng hoảng, các dự án đóng tàu lớn gần nhƣ bị dừng lại toàn bộ vì không còn nguồn vốn để đầu tƣ tiếp. Từ một doanh nghiệp có quy mô hơn 400 lao động trong đó khối lao động gián tiếp và phục vụ chiếm 33% tổng số lao động, đóng các tàu có trọng tải từ 10.000 tấn trở xuống thì nay rơi vào tình cảnh công nhân không có việc để làm, nợ lƣơng nợ bảo hiểm thƣờng xuyên gây tâm lý hoang mang bất ổn định cho tâm lý và chính đời sống của ngƣời lao động. Các chủ nợ khiếu kiện làm cho tình hình của công ty luôn trong tình trạng hỗn loạn. Nhiều lao động có tay nghề cao đã bỏ nhà máy để tìm đến những nơi làm việc mới có thể đảm bảo đời sống của gia đình và chính bản thân ngƣời lao động. Đứng trƣớc tình hình đó và thực hiện chủ trƣơng tái cơ cấu của chính phủ, năm 2011 Nhà máy đóng tàu Bến Thủy đã đƣợc đổi tên thành Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bến Thủy và tiến hành công cuộc tái cơ cấu nền sản xuất. Xây dựng chiến lƣợc để từng bƣớc thực hiện tái cơ cấu, tiến hành sản xuất kinh doanh trở thành một nhiệm vụ cấp bách, cụ thể.

Việc xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đƣợc đặt lên hàng đầu nhƣ một chiến lƣợc quan trọng để phục hồi lại nền sản xuất vốn có và phát triển nền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo. Trƣớc hết công ty thực hiện tái cơ cấu nguồn nhân lực đang còn nhiều bất hợp

lý giữa lực lƣợng lao động trực tiếp và lực lƣợng lao động gián tiếp, bố trí lao động chƣa phù hợp với nhu cầu và tình hình sản xuất. Phải xây dựng đƣợc một đội ngũ lao động tay nghề vững vàng, có tâm huyết nhiệt tình với công việc và sự phát triển của công ty, đảm bảo đƣợc số lƣợng để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngành trong và sau giai đoạn phục hồi cũng nhƣ đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng kinh tế nói chung đồng thời đảm bảo đƣợc chất lƣợng và hiệu quả nhằm nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong khu vực và trong nƣớc.

Để thực hiện các chiến lƣợc chính sách phát triển nguồn nhân lực, công ty phải thực hiện các công tác quan trọng trong chiến lƣợc nhân sự nhƣ sa thải những lao động không có tâm huyết, ngành nghề đào tạo không phù hợp mà không có khả năng sắp xếp vào các vị trí khác, thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại khi có các yêu cầu cụ thể cho phù hợp với tính chất và yêu cầu của công việc…

Với những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng kinh tế khó tính, với những cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị, muốn xây dựng đơn vị phát triển giàu mạnh, Bến Thủy chỉ có thể lựa chọn con đƣờng duy nhất là xây dựng các chính sách chiến lƣợc phù hợp về phát triển nguồn nhân lực và tiến tới thực hiện tái cơ cấu toàn bộ nền sản xuất kinh doanh.

Công ty đã thực hiện nhiều chƣơng trình thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật và có các phần thƣởng xứng đáng cho những ngƣời đạt kết quả tốt trong các kỳ thi ; gửi lao động đi làm việc ở các quốc gia phát triển về ngành đóng tàu nhƣ Nhật Bản, Ba lan,…thực hiện bổ nhiệm những ngƣời có tâm huyết, có thành tích xuất sắc trong sản xuất, có đạo đức tay nghề vào các vị trí tổ trƣởng, cử đi học các khóa huấn luyện ngắn hạn… điều này đã có những tác động tích cực vào ngƣời lao động, khuyến khích họ hăng say với công việc và nhiệt

thành với sự phát triển của công ty, tay nghề của họ đƣợc nâng cao hơn, phát huy tốt hơn năng lực của mình trong công việc.

3.1.2.3. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Trên cơ sở chiến lƣợc sản xuất kinh doanh đƣợc xây dựng trong từng giai đoạn, Công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy đã xây dựng các chính sách phát triển nhân lực cho phù hợp với tình hình cụ thể. Các chiến lƣợc kinh doanh đƣợc cụ thể hóa thành những mục tiêu nhƣ sau :

Xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015 – 2020, việc

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bến Thủy Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)