Để đảm bảo chất lƣợng lao động đáp ứng công việc trong mỗi ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, nhằm tránh tình trạng ngƣời lao động không đƣợc bố trí theo đúng trình độ chuyên môn hiện có dẫn đến năng suất lao động trong từng ngành giảm sút. Có thể tiến hành đánh giá bằng cách so sánh số lao động hiện tại có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc với nhu cầu ban đầu mà doanh nghiệp đƣa ra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh để thấy đƣợc ch ất lƣợng lao động trong tƣơng lai theo phƣơng pháp này.
Sự đổi mới trong cơ cấu lao động theo hƣớng chuyển từ lao động phổ thông truyền thống sang lao động đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp theo các khóa học dài hạn, các khóa đào tạo ngắn hạn tại chỗ; từ sử dụng lao động với
dụng cụ thô sơ sang hƣớng lao động sử dụng vận hành các loại máy móc thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động đáp ứng đƣợc yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chuyển dịch cơ cấu (tỷ lệ) giữa các loại lao động theo cấp bậc đào tạo theo hƣớng đảm bảo sự phù hợp tối ƣu giữa cơ cấu cung lao động theo bằng cấp và cầu lao động theo bằng cấp, bao gồm cơ cấu theo cấp trình độ cao đẳng, đại học; trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật; theo ngành nghề, theo thành phần kinh tế; theo vùng miền và dạng việc làm … Vấn đề cơ bản ở đây là phải phân bổ lao động theo các cấp bậc nhằm tạo đƣợc một cơ cấu phù hợp với cơ cấu kinh tế. Đối với nƣớc ta, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch nhanh chóng theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập, vì vậy, cơ cấu lao động kỹ thuật cũng phải đƣợc chuyển dịch để theo kịp và đạt đƣợc sự phù hợp với cơ cấu kinh tế.
Vậy, có thể thấy để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo cấp bậc đào tạo phải tác động đồng thời vào các nhóm nội dung trên. Từ đó, dần tạo lập và chuyển đổi lao động theo cấp bậc đào tạo theo hƣớng ngày một đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhà sản xuất, của thị trƣờng lao động trong từng thời kỳ phát triển nhất định của mỗi quốc gia.