Hành vi tham gia nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức một cách

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 69)

1. 2.2 Quá trình phát triển của tính tích cực

3.2.2.5 Hành vi tham gia nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức một cách

sáng tạo vào cuộc sống theo giới tính

Nghiên cứu so sánh về hành vi nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào cuộc sống theo giới tính, kết quả thống kê từ Bảng 3.5 cho thấy có sự khác biệt về mức trung bình khi thực hiện các hành vi này. Cụ thể, các sinh viên nam chiếm ưu thế trong việc nghiên cứu khoa học (C20) và vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào cuộc sống (C19) với mức tương ứng là 2,38 và 2,94; trong khi đó, mức độ thực hiện các hành vi này ở nữ sinh viên thấp hơn so với nam và chỉ ở mức tương ứng 2,05 và 2,81. Sự khác biệt của các hành vi này theo giới tính được thể hiện bằng biểu đồ 3, 11 như sau:

3.75 3.08 3.76 3.25 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 C16. Tìm tài liệu phục vụ học tập C18.

Tham dự các buổi thảo luận, thuyết trình

Nam Nữ

Biểu đồ 3.11: Giới tính và hành vi nghiên cứu khoa học; vận dụng kiến thức một cách khoa học vào cuộc sống

Nghiên cứu khoa học luôn được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất của sinh viên tại các trường đại học, tuy nhiên theo như kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động này chưa thật sự thu hút và lan tỏa mà chỉ dừng lại ở một số bộ phận sinh viên nhất định, chưa có nhiều sinh viên hào hứng với hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các sinh viên nữ.

Một trong những lý do chính dẫn đến những khó khăn của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học là tính chủ động của bản thân mỗi bạn trẻ trong học tập chưa cao, vẫn còn tư tưởng thụ động. Sinh viên chỉ học bài và ôn bài khi chuẩn bị bước vào các kỳ thi, chỉ "xoay quanh" giảng đường với những bài học trên lớp, chưa chủ động nghiên cứu, tìm tòi cơ hội được học tập, nâng cao kiến thức thực tiễn. Một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay thiếu sự đam mê học tập, chưa có mục tiêu phấn đấu rõ ràng và không có k ế hoạch cụ thể.

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)