So sánh tính tích cực học tập giữa nam và nữ sinh viên tại ĐHQG TP.HCM

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 57)

1. 2.2 Quá trình phát triển của tính tích cực

3.2 So sánh tính tích cực học tập giữa nam và nữ sinh viên tại ĐHQG TP.HCM

TP.HCM

Nghiên cứu khảo sát 657 sinh viên thông qua 27 biến quan sát là các biểu hiện hành vi học tập tích cực, kết quả cụ thể như sau (bảng 3.2)

Bảng 3.2 Thống kê mô tả TTC học tập trung bình của nam và nữ sinh viên

Bảng mô tả Biến tổng N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Độ tin cậy 95% giá trị trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Giới hạn dưới Giới hạn trên Nam 311 109.4727 14.78398 .83832 107.8231 111.1222 35.00 160.00 Nữ 346 109.4422 11.86168 .63769 108.1880 110.6964 59.00 139.00 Total 657 109.4566 13.31473 .51946 108.4366 110.4766 35.00 160.00

Theo kết quả nghiên cứu từ bảng này, ta thấy mức trung bình về tính tích cực giữa nam và nữ sinh viên tại ĐHQG TP.HCM có độ lệch không nhiều khi mức trung bình đối với nam sinh viên đạt 109,473 với độ lệch chuẩn là 14,78 và khoảng tin cậy trung bình 95% từ 107,82 đến 111,12. Trong khi đó, mức điểm trung bình cho hành vi học tập tích cực của nữ sinh viên đạt 109.442 với độ lệch chuẩn là 11,86, khoảng tin cậy 95% từ 108,18 đến 110,69. Với mức điểm trung bình như trên, ta có thể nói TTC học tập của sinh viên n am tại ĐHQG TP.HCM cao hơn so với nữ sinh viên, tuy nhiên mức độ chênh lệch là rất nhỏ (0.030) không đáng kể.

Để kiểm chứng sự khác biệt về TTC học tập của những sinh viên có giới tính nam và nữ trên tổng thể có khác nhau hay không, tác giả tiến hành kiểm định tham số trung bình hai biến với giả thuyết:

H0: Hành vi học tập của sinh viên nữ và sinh viên nam là như nhau trên tổng thể

H1: Hành vi học tập của sinh viên nữ và sinh viên nam không bằng nhau trên tổng thể.

Kết quả phân tích kiểm định mẫu độc lập T-test theo giới tính tại bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3 Kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test theo giới tính

Nhóm thống kê

Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Biến tổng Nam 311 109.4727 14.78398 .83832

Nữ 346 109.4422 11.86168 .63769

Trong kiểm định Levene’s (giả thiết H0: phương sai của hai biến bằng nhau; H1: phương sai của hai biến không bằng nhau) sẽ cho phép kiểm định phương sai hai biến có bằng nhau hay không.

Từ bảng 3.3, thống kê Levene’s có mức ý nghĩa Sig. của F bằng 0,006 < 0,05 ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 nghĩa là phương sai của hai biến không bằng nhau, do vậy ta phải tham chiếu là giá trị t ở phần Equal variances not assumed.

Đối với kiểm định t, ta nhận thấy rằng t = 0,029 và p-value = 0,997 > 0,05, điều này có nghĩa ta sẽ chấp nhận giả thuyết H0 tức là không có sự khác nhau về tính tích cực học tập của sinh viên theo giới tính trên tổng thể.

Nhằm tìm ra điểm khác biệt để làm rõ thực trạng học tập tích tực theo giới tính của sinh viên tại ĐHQG TP.HCM, tác giả tiến hành kiểm định giá trị trung bình (Mean-test) của các biến quan sát theo mức độ thực hiện các hành vi tại các thời điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)