1. 2.2 Quá trình phát triển của tính tích cực
1.2.4. Biểu hiện của tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý như: hứng thú, chú ý, ý chí,… nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao. Có trường hợp tính tích cực học tập biểu hiện ở những hoạt động cơ bắp nhưng qua n trọng là sự biểu hiện ở những hoạt động trí tuệ. Hai loại hoạt động này thường phải đi đôi với nhau, hỗ trợ cho nhau trong các hoạt động học.
Ôkôn V (1976), cho rằng tính tích cực học tập của học sinh được biểu hiện như sau:
- Hình dung những mục đích, mà để đạt tới nó người ta cần khắc phục khó khăn
- Đi đến quyết định. - Thực hiện quyết định. - Đạt tới mục đích.
Còn I. F. Kharlamôp lại cho rằng tính tích cực học tập được biểu hiện ở:
- Khát vọng học tập (nhu cầu, hứng thú, động cơ và phương hướng của sự hoạt động)
- Cố gắng trí tuệ (tư duy tích cực). - Nghị lực cao (Kharlamốp I.F, 1979).
Cả hai tác giả trên đều chỉ ra những biểu hiện của tính tích cực học tập của học sinh nhưng đều đi sâu nghiên cứu các cách thức tổ chức hình thành chúng chứ chưa đi sâu vào lĩnh vực tâm lý của nó. Đó là cơ sở tâm lý nào và tại sao phải tổ chức các hình thức ấy mới kích thích được tính tích cực học tập của học sinh.
Trần Bá Hoành thì lại cho rằng tính tích cực học tập của học sinh được biểu hiện ở sự khao khát học, hay nêu thắc mắc, chủ động vận dụng, sự tập trung chú ý, sự kiên trì vượt mọi khó khăn để đạt mục đích. Và tính tích cực học tập được thể hiện ở các mức độ khác nhau đó là: tái hiện, tìm tòi, sáng tạo ( Nguyễn Văn Hoà 1997; Ngô Công Hoàn 1996).
Hai tác giả này đã chỉ ra tương đối đầy đủ các thành phần tâm lý của tính tích cực học tập, tuy nhiên họ chủ yếu đi sâu nghiên cứu ở lứa tuổi học sinh phổ thông chứ chưa đi sâu nghiên cứu những biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên.
Khi nghiên cứu tính tích cực nhận thức của học sinh, Thái Duy Tuyên đã chỉ ra biểu hiện của tính tích cực học tập như sau:
+ Hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động (thể hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép, ...).
+ Hoàn thành những nhiệm vụ được giao. + Ghi nhớ tốt những điều đã học .
+ Hiểu bài học và có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng của mình.
+ Biết vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn. + Đọc thêm, làm thêm các bài tập khác.
+ Tốc độ học tập nhanh và hứng thú trong học tập. + Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập. + Có sáng tạo trong học tập.
Ngoài ra ông còn chỉ ra các mức độ tích cực của học sinh, đó là:
+ Có tự giác học tập không hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (gia đình, bạn bè, xã hội…).
+ Thực hiện nhiệm vụ của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa. + Tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục.
+ Tích cực ngày càng tăng hay giảm dần.
+ Có kiên trì, vượt khó hay không (Thái Duy Tuyên, 1999).
Từ những ý kiến trên, theo chúng tôi tính tích cực học tập của sinh viên được biểu hiện ở các mặt sau:
+ Mặt nhận thức: sinh viên nhận thức được mục đích, ý nghĩa của môn học.
+ Mặt thái độ: sinh viên có thái độ học tập đúng đắn (nhu cầu, hứng thú, động cơ) với môn học đó.
+ Mặt hành động: huy động các chức năng tâm lý để từ đó tìm ra cách thức học phù hợp.
Có sự vận dụng tích cực các chức năng tâm lý như tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, chú ý … vào việc học tập.
+ Hoạt động học có hiệu quả: biểu hiện ở kết quả học tập, ở sự biến đổi toàn bộ nhân cách đặc biệt là hoạt động nhận thức.