1. 2.2 Quá trình phát triển của tính tích cực
1.2.3 Khái niệm tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập là một khái niệm dùng để chỉ quá trình huy động các yếu tố bên trong (nhận thức, cảm xúc,…) kết hợp với các biểu hiện bên ngoài thông qua các cử chỉ, lời nói, hành vi để nhằm thực hiện mục đích học tập mà chủ thể hành động hướng tới (Thái Duy Tuyên, 2003).
Tính tích cực học tập: là tính tích cực cá nhân được phân hóa và hướng vào giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ học tập để đạt các mục tiêu học tập. Tính tích cực học tập bao gồm hai hình thái bên trong và bên ngoài. Tính tích cực học tập và tính tích cực nhận thức tuy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (tính tích cực nhận thức là tiền đề thúc đẩy tính tích cực học tập) nhưng không phải là một, có nhiều trường hợp tính tích cực học tập thể hiện ra bên ngoài chứ không phải là tính tích cực trong tư duy, đây chính là hình thái bên ngoài của tính tích cực (hành vi, hành động, phương thức hành động...). Ngoài ra tính tích cực học tập còn có mối quan hệ nhân quả với các phẩm chất nhân cách của người học như: tính tự giác, tính độc lập tư duy, tính chủ động và tính sáng tạo (Vũ Thị Tuyết Mai, 2011)
Theo Vũ Hồng Tiến (2007), tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên
quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đ ang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…
TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm k iếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề…
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
Từ những điểm đã nêu ở trên cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về tính tích cực học tập và đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này. Theo chúng tôi, Tính tích cực học tập là phẩm chất nhân cách của người học thể hiện ý thức tự giác của bản thân về mục đích của hoạt động học t ập, thông qua đó huy động ở mức cao các chức năng tâm lý nhằm tổ chức và thực hiện hoạt động học tập có hiệu quả . Tính tích cực học tập của sinh viên được biểu hiện ở nhận thức, thái độ, hành vi và kết quả học tập.