Quan điểm giới về TTC xã hội

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 36)

1. 2.2 Quá trình phát triển của tính tích cực

1.3.3 Quan điểm giới về TTC xã hội

Theo nghiên cứu của Trịnh Tri Thức (1994) thì TTC xã hội của sinh viên là toàn bộ những biểu hiện của sự hoạt động (hoạt động nhận thức và hoạt động

1.3. Khái niệm giới tính, giới

1.3.1 Khái niệm giới tính

Theo Chương trình bình đẳng giới khu vực Đông Nam Á , giới tính được định nghĩa như sau:

Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể thay đổi được. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính. Ví dụ như việc mang thai, sinh nở và sự khác biệt về sinh lý có thể là do các đặc điểm giới tính.

1.3.2 Khái niệm giới

Theo tổ chức Y tế thế giới, khái niệm về giới được định nghĩa như sau: Giới là thuật ngữ chỉ những đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới. Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế được nam giới và phụ nữ học trong quá trình trưởng thành. Vai trò giới rất năng động và thay đổi theo thời gian.

Giới chỉ các vai trò, hành vi, các hoạt động và các thuộc tính do quan niệm xã hội hình thành nên được coi là ch uẩn mực của nam giới và nữ giới. Giới chỉ các quan niệm, mong đợi và các chuẩn mực được công nhận rộng rãi liên quan đến phụ nữ và đàn ông. Chúng bao gồm cả những quan niệm về những đặc điểm và khả năng “điển hình” cho nữ giới và nam giới cũng như các mong đợi được chấp nhận rộng rãi về việc phụ nữ và đàn ông nên ứng xử như thế nào trong nhiều tình huống khác nhau. Những quan niệm và mong đợi này được truyền tải hằng ngày trong gia đình, giữa bạn bè, theo ý kiến các nhà lãnh đạo, theo các thể chế tôn giáo và văn hóa, trường học, nơi làm việc, quảng cáo và các phương tiện truyền thông. Chúng phản ánh và tác động lên các vai trò khác nhau mà phụ nữ và nam giới có thể thực hiện trong xã hội, cũng như vị trí, sức mạnh kinh tế,

chính trị mà họ có thể có.

1.3.3 Quan điểm giới về TTC xã hội

Theo nghiên cứu của Trịnh Tri Thức (1994) thì TTC xã hội của sinh viên là toàn bộ những biểu hiện của sự hoạt động (hoạt động nhận thức và hoạt động

1.3. Khái niệm giới tính, giới

1.3.1 Khái niệm giới tính

Theo Chương trình bình đẳng giới khu vực Đông Nam Á , giới tính được định nghĩa như sau:

Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể thay đổi được. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính. Ví dụ như việc mang thai, sinh nở và sự khác biệt về sinh lý có thể là do các đặc điểm giới tính.

1.3.2 Khái niệm giới

Theo tổ chức Y tế thế giới, khái niệm về giới được định nghĩa như sau: Giới là thuật ngữ chỉ những đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới. Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế được nam giới và phụ nữ học trong quá trình trưởng thành. Vai trò giới rất năng động và thay đổi theo thời gian.

Giới chỉ các vai trò, hành vi, các hoạt động và các thuộc tính do quan niệm xã hội hình thành nên được coi là ch uẩn mực của nam giới và nữ giới. Giới chỉ các quan niệm, mong đợi và các chuẩn mực được công nhận rộng rãi liên quan đến phụ nữ và đàn ông. Chúng bao gồm cả những quan niệm về những đặc điểm và khả năng “điển hình” cho nữ giới và nam giới cũng như các mong đợi được chấp nhận rộng rãi về việc phụ nữ và đàn ông nên ứng xử như thế nào trong nhiều tình huống khác nhau. Những quan niệm và mong đợi này được truyền tải hằng ngày trong gia đình, giữa bạn bè, theo ý kiến các nhà lãnh đạo, theo các thể chế tôn giáo và văn hóa, trường học, nơi làm việc, quảng cáo và các phương tiện truyền thông. Chúng phản ánh và tác động lên các vai trò khác nhau mà phụ nữ và nam giới có thể thực hiện trong xã hội, cũng như vị trí, sức mạnh kinh tế,

chính trị mà họ có thể có.

1.3.3 Quan điểm giới về TTC xã hội

Theo nghiên cứu của Trịnh Tri Thức (1994) thì TTC xã hội của sinh viên là toàn bộ những biểu hiện của sự hoạt động (hoạt động nhận thức và hoạt động

thực tiễn) có ích về mặt xã hội của sinh viên trong tất cả các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội. Cũng trong nghiên cứu này, TTC xã hội của sinh viên được xem xét là một hiện tượng xã hội gồm hai mặt thống nhất biện chứng với nhau là TTC xã hội hoạt động tinh thần và TTC xã hội hoạt động thực tiễn. Cơ sở làm xuất hiện TTC xã hội là những nhu cầu về cá nhân và xã hội của sinh viên, những nhu cầu chủ yếu, trực tiếp là lợi ích. Xét theo góc độ này, thực chất TTC xã hội của sinh viên là một quan hệ xã hội dựa trên cơ sở lợi ích, phản ánh mối quan hệ giữa sinh viên với các giai cấp, tầng lớp khác hoặc với xã hội.

Dưới góc độ tâm lý, TTC xã hội là một thuộc tính tâm lý của sinh viên nói lên thái độ của chủ thể sinh viên đối với xã hội, Nó nảy sinh do sự tác động của điều kiện, hoàn cảnh xã hội, đồng thời còn phụ thuộc vào chủ thể của sinh viên.

Dưới góc độ chính trị - xã hội, TTC xã hội của sinh viên là toàn bộ những biểu hiện của sự hoạt động của tầ ng lớp sinh viên có mục đích thỏ a mãn những nhu cầu, thực hiện những lợi ích khách quan của mình, cũng là toàn bộ những biểu hiện của sự hoạt động của các cá nhân sinh viên r iêng lẻ trong đó biểu lộ niềm khát vọng muốn phục vụ những lợi ích xã hội.

Trong phạm vi nghiên cứu này, để hiểu rõ có hay không sự khác biệt về TTC học tập của sinh viên theo góc độ sinh học là giới tính thì quan điểm giới từ góc độ xã hội sẽ giải thích rõ hơn nguyên nhân của sự khác nhau này.

Theo Nguyễn Linh Khiếu (2007) Giới là đặc trưng văn hóa, xã hội của đời sống nam và nữ. Giới tính là đặc trưng sinh thể của đời sống nam và nữ. Những đặc trưng sinh thể của con người thường ít biến đổi và tuân theo q uy luật tự nhiên còn những đặc trưng văn hóa, xã hội thường biến đổi theo sự biến đổi của cấu trúc một xã hội nhất định và tuân theo quy luật xã hội. Điều này có nghĩa, theo quan điểm giới, về mặt xã hội, nam và nữ là hoàn toàn bình đẳng với nhau. Sự khác biệt của hai giới chỉ là do nhân tạo, là do quan niệm, giáo dục, truyền thống và quyền lực chính trị của các thời đại tạo nên .

Quan điểm giới có nguồn gốc từ các lý thuyết nữ quyền xuất hiện và phát triển rất sôi động ở các xã hội phương Tây, bắt đầu từ gi ữa thế kỷ XX. Lý thuyết nữ quyền tạo nên các phong trào xã hội mạnh mẽ, đấu tranh chống lại sự thống

trị của nam giới, phê phán quyết liệt chế độ áp bức phụ nữ, đòi quyền lợi cho phụ nữ, tạo lập bình đẳng giới.

Mặc dù có chung mục đích là vì sự phát triển của phụ nữ chống lại chế độ nam trị, nhưng lý thuyết nữ quyền có nhiều trường phái khác nhau; thậm chí, có những trường phái mâu thuẫn nhau gay gắt. Chính các lý thuyết nữ quyền này đã tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội và đã tạo n ên những quan điểm lý luận và làn sóng nữ quyền đấu tranh giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới rất sôi động ở các xã hội này hơn một nửa thế kỷ qua.

Dù mới du nhập vào Việt Nam, quan điểm giới đã nhanh chóng được tiếp nhận và triển khai sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế, vấn đề giới đã trở thành mối quan tâm chung của xã hội và trở thành phong trào thực tiễn sâu rộng của phụ nữ Việt Nam. Mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực trong quan hệ giới, địa vị, đời sống của người phụ nữ Việt Nam đã từng bước được nâng cao, cải thiện cùng với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới nhưng sự nghiệp giải phóng phụ nữ và tạo lập bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn là những vấn đề bức xúc, cần nhiều nỗ lực hơn nữa của cả hai giới và của cả xã hội.

Để có được kết quả phản ánh đúng thực trạng và thực hiện được các mục tiêu của đề tài, tác giả đã phối kết hợp một số phương pháp nghiên cứu, đồng thời sử dụng các lối tiếp cận sau đây làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu này:

 Lý thuyết nữ quyền và các quan điểm về nữ giới trong phát triển, nữ giới và phát triển.

Lý thuyết phân tích xung đột theo khía cạnh giới. Lý thuyết chức năng về giới.

Lý thuyết nữ quyền tự do và các quan điểm Phụ nữ trong phát triển (WID), quan điểm phụ nữ và phát triển (WAD):

Quan điểm chính trong lý thuyết nữ quyền tự do cho rằng sự bị trị của phụ nữ bắt rễ trong những ràng buộc tập quán lâu đời và pháp lý. Xã hội tin tưởng sai lầm rằng do bản chất của chính người phụ nữ là sự kém năng lực hơn nam giới về trí tuệ và thể chất. Chính vì điều này đã ngăn cản phụ nữ tham gia vào các công việc công cộng và chính trị, mà chủ yếu vị trí của họ là những việc

mang tính riêng tư, mang tính ôn hòa như gia đình, như chức năng nuôi dạy con cái. Nhưng trên thực tế những khác biệt sinh học giữa hai giới không ảnh hưởng đến việc đảm bảo quyền tự do chính trị và tham gia các hoạt động công cộng, xã hội. Việc đánh giá thấp kém trí tuệ và năng lực của người phụ nữ không thuộc về giới tính mà chủ yếu là sự giáo dục và hướng dẫn bất bình đẳng hơn là nguyên nhân của bất bình đẳng. Điều này có tác động và ảnh hưởng bởi vai trò của giáo dục trong việc thay đổi định kiến của xã hội về vai trò của phụ nữ.

Quan điểm phụ nữ trong phát triển (WID) đòi hỏi phải thu hút sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào quá trình phát triển với tư cách là người thụ hưởng và người thực hiện mục tiêu phát triển. Quan điểm này xuất phát bằng việc chấp nhận (mà không phê phán) các cấu trúc xã hội hiện có và chỉ chú trọng tới việc làm thế nào để phụ nữ có thể tham gia nhiều hơn vào các hoạt động phát triển hiện tại. Quan điểm WID bị phê phán là quá nhấn mạnh vào phụ nữ, vô hình chung đã làm tăng gánh nặng cho phụ nữ: Họ vừa phải tham gia lao động xã hội, vừa phải thực hiện các vai trò khác nhau trong hoạt động tái sản xuất xã hội.

Lý thuyết phân tích xung đột theo khía cạnh giới của Janet Chafetz:

Chafetz thăm dò cấu trúc và điều kiện xã hội có ảnh hưởng đến cường độ và sự phân tầng giới tính – những bất lợi của nữ giới so với nam giới trong mọi xã hội, mọi nền văn hoá. Cấu trúc và điều kiện này bao gồm ý thức hệ, cấu trúc gia đình, sự phân công lao động, khuôn mẫu sinh sản, thặng dư kinh tế và nội trợ gia đình,…

Cũng theo Chafetz, phụ nữ được giới hạn trong các điều kiện đó và chịu đựng đến mức thấp nhất trong khi họ có thể cân bằng và tham gia nhiều hơn trong lao động một cách độc lập. Điều này cũng dễ nhận thấy trong sự phân công lao động ngoài xã hội, trong nhà trường với các vị trí công việc được giao nhận và đảm trách.

Ngoài ra còn có lý thuyết chức năng về giới của Mirriam Johnson: Khi các chức năng của phụ nữ gắn liền với gia đình, nội trợ, hạn chế tối đa việc tham gia tài chính hay làm ra kinh tế, tham gia công việc xã hội và tham gia chính

trị,… Những công việc có tính chất quyết định và thống lĩnh. Chính cách kiềm hãm về văn hoá giới khiến phụ nữ phải cam chịu, yếu ớt và phục tùng nam giới – khi được xem là phái mạnh. Họ thể hiện tính biểu cảm nhiều hơn và chấp nhận cũng như cam chịu vị trí thấp hơn. Điều này hoàn toàn trái ngược với vị trí và vai trò của nam giới trong xã hội, trong công việc, trong gia đình (Trần Thị Lệ Quyên 2011).

Như vậy sự khác biệt về các đặc điểm giới có khả năng chi phối đến hoạt động học tập, làm việc, của hai giới; Sự khác biệt giới có thể tạo nên những đặc tính, đặc thù riêng có giữa nữ giới và nam giới;

Những thách thức và khó khăn của nữ giới trong bối cảnh hiện nay tại các trường ĐH… Hay quá trình xã hội hoá, xuất phát điểm, hay đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng như thế nào đến TTC học tập của nữ giới và làm thế nào để tạo được thế cân bằng và phát huy tối đa những điểm mạnh của giới nữ trong hoạt động học tập của nữ giới… là những vấn đề mà tác giả đã t ìm hiểu, và kết quả nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1, tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu về vấn đề tính tích cực học tập và các hình thức biểu hiện, yếu tố tác động của TTC học tập đến kết quả học tập, cùng một số thuật ngữ, khái niệm nền tảng làm cơ sở lý luận cho đề tài đang nghiên cứu như TTC, quá trình phát triển của TTC, TTC học tập là gì, những biểu hiện của TTC học tập, giới, giới tính,… Qua những khái niệm, thuật ngữ chung thống nhất này, chúng tôi hi vọng rằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi sâu phân tích vào những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)