Khảo sát chính thức

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 52)

1. 2.2 Quá trình phát triển của tính tích cực

2.5. Khảo sát chính thức

Nội dung phiếu khảo sát chính thức:

những câu hỏi không phù hợp, phiếu khảo sát sử dụng để điều tra chính thức gồm những phần sau:

Phần 1: Nội dung khảo sát liên quan đến TTC học tập của sinh viên, trong đó các nội dung được xây dựng trên cơ sở sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ.

 Nội dung 1 bao gồm các câu hỏi về mức độ thực hiện các hoạt động trong lớp và ngoài giờ lên lớp theo 5 mức độ (1) – Không bao giờ và (5) – Rất thường xuyên.

Nội dung 2 bao gồm các câu hỏi về ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân sinh viên theo 5 mức độ (1) – Hoàn toàn không đồng ý và (5) – Rất đồng ý.

Nội dung thứ 3 bao gồm các câu hỏi nhằm khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với mức độ đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Thang đo trong nội dung này cũng được chia thành 5 mức độ, tuy nhiên các mức độ đã được lượng hóa từ (1) – Đáp ứng dưới 20% đến (5) Đáp ứng trên 80%.

Phần 2: Thông tin chung về đối tượng khảo sát gồm: Tên trường, ngành học, năm thứ, giới tính, nơi cư trú trước khi vào đại học, mức độ yêu thích ngành học và điểm trung bình học kỳ gần nhất.

Số liệu về mẫu điều tra chính thức

Số lượng phiếu khảo sát thu về hợp lệ từ 4 trường thành viên ĐHQG TP.HCM là 657 phiếu, cơ cấ u sinh viên được thống kê chi tiết theo bảng 2.5:

Bảng 2.5. Thống kê số lượng mẫu khảo sát chính thức

Trường Ngành học

Giới tính Nơi cư trú Năm thứ

Tổng

Nam Nữ NT TT 1 3

ĐH. KHTN Khoa học vật liệu 91 67 104 54 60 98 158

ĐH Kinh tế - Luật QTKD 71 89 91 69 72 88 160

Khoa Y Y đa khoa 93 84 131 46 106 71 177

ĐH KHXH & NV Xã hội học 56 106 101 61 91 71 162

Là một nghiên cứu so sánh TTC học tập của sinh viên theo giới tính, do đó mẫu điều tra cho thấy được số lượng phân bố giữa 2 giới nam và nữ là khá cân bằng (311 sv nam và 346 sv nữ). Số lượng thống kê cũng phản ánh được sự chênh lệch về nơi cư trú của sinh viên t rước khi vào đại học ở vùng nông thôn có 427 sinh viên (chiếm 65%) so với 230 sinh viên ở vùng thành thị (chiếm 35%). Ngoài ra, kết quả học tập của sinh viên ở mức trung bình khá, điểm tổng kết trung bình học kỳ gần thời điểm khảo sát của những sinh viên này là 3.61 điểm.

Tổng số sinh viên được tiến hành điều tra được là 657/720 phiếu, đạt 91,25% so với số lượng mẫu dự kiến, và số lượng sinh viên không khảo sát được phân bổ đều ở các khoa và các khóa khác nhau, chính vì vậy có thể kết luận mẫu hoàn toàn mang tính đại diện cho tổng thể sinh viên các trường thành viên ĐHQG TP.HCM.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả giới thiệu về nội dung và khái quát một số phương pháp tiếp cận nghiên cứu, giới thiệu sơ qua về địa bàn nghiên cứu, đặc điểm mẫu nghiên cứu, quy trình xử lý thông tin, công cụ tiến hành điều tra khảo sát để có cái nhìn rõ nét hơn nhằm giải quyết tốt các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. Kết quả nghiên cứu từ Chương 2 cũng đã khẳng định được thang đo này đủ điều kiện để sử dụng trong phân tích và đánh giá TTC học tập của sinh viên tại ĐHQG TP.HCM, làm căn cứ để nghiên cứu so sánh theo giới tính.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH SO SÁNH TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO GIỚI TÍNH TẠI ĐHQG TP.HCM

Tính tích cực học tập của sinh viên được biểu hiện ra bên ngoài chính là các dạng hành vi học tập tích cực mà người học thực hiện trong suốt quá trình học tập và kết quả cuối cùng của hoạt động được thể hiện bằng kết quả học tập của sinh viên.

Luận văn nghiên cứu thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên, kết quả nghiên cứu thực trạng được xử lý, phân tích như sau:

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)