Mô hình đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 41)

1. 2.2 Quá trình phát triển của tính tích cực

2.1.1. Mô hình đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc đổi mới tổ chức giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự cạnh tranh toàn cầu là nhu cầu của các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, cùng lúc với quá trình trên là quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới của đất nước. Mười năm sau thời kỳ đổi mới, Đảng và Chính phủ đã chủ trương thành lập trong hệ thống giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam các trung tâm đại học lớn nhằm:

- Xây dựng các trung tâm ĐH lớn đa ngành, đa lĩnh vực nhằm tạo chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh quốc tế;

- Có điều kiện đầu tư một cách tập trung;

- Xây dựng mô hình thí điểm về phát triển, quản lý ĐH tiên tiến nhằm rút kinh nghiệm cho toàn hệ thống.

Trên cơ sở đó, ĐHQG TP.HCM được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học lại thành 8 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996.

ĐHQG TP.HCM là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được nhà nước đầu tư phát triển, bao gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu mạnh, các khoa, các trung tâm đào tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp khoa học công nghệ khép kín và không khép kín, từ hoạt động chuyên môn, cơ sở vật chất đến đ ịa giới.

Trong mối quan hệ đó, các trường thành viên phát triển mạnh mẽ theo mô hình trường đại học nghiên cứu, dựa trên thế mạnh của từng trường; các đơn vị trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của ĐHQG TP.HCM, có sự liên kế, bổ sung, hỗ trợ nhau trong hệ thống. Và chính sự gắn kết các đơn vị làm tăng sức mạnh, giá trị của hệ thống.

Tầm nhìn

ĐHQG TP.HCM hướng đến xây dựng một hệ thống đại học trong tốp đầu Châu Á, nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, văn hóa và tri thức của Việt Nam.

Sứ mạng

ĐHQG TP.HCM là nơi tập trung giảng viên, sinh viên tài năng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra những công trình NCKH quan trọng; nơi đi đầu trong đổi mới, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

ĐHQG TP.HCM được quản trị, điều hành quản l ý theo mô hình hệ thống đại học mẫu mực với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trước xã hội đồng thời tự kiểm soát và môi trường sáng tạo khoa học, tự do học thuật trong khu đô thị đại học kiểu mẫu.

Mục tiêu tổng quát

Tạo môi trường và các điều kiện tối ưu để tất cả các thành viên phát triển lợi thế so sánh của mình một cách tốt nhất, trong một hệ thống tuy đa dạng nhưng có cùng định hướng, có liên kết và bổ sung cho nhau.

Hệ thống các giá trị cơ bản :

ĐHQG TP.HCM đang nỗ lực để hình thành một đại học quốc gia mang bản sắc và văn hóa riêng biệt, lấy những giá trị cơ bản của một con người làm nền tảng cho sự phát triển bền vững; đồng thời là nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão được tự do trao đổi, khám phá sáng tạo khoa học và học tậ p suốt đời. Dựa trên triết lý giáo dục đó, ĐHQG TP.HCM hướng tới các giá trị:

- Vì sự phát triển toàn diện của con người, lấy người học làm trung tâm. - Chất lượng giáo dục luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu cho mọi hoạt động.

- Đề cao tính độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học. - Sự liên thông, hợp tác quốc tế là nòng cốt cho sự phát triển.

- Đề cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác quản lý. - Gắn kết và phục vụ cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)