11. Cấu trúc của luận văn
1.2.1 Khái niệm tính tích cực
Tính tích cực từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, có thể nói đây không còn là vấn đề xa lạ nữa. Đứng ở mỗi góc độ, mỗi trường phái lại nghiên cứu tính tích cực theo những phương diện khác nhau, nghiên cứu ở những đối tượng, khách thể khác nhau.
Về thuật ngữ, tính tích cực tiếng Latinh là Activus, tiếng Anh là Activity dùng để chỉ hai ý: Một là tính tích cực gắn bó với hoạt động, là trạng thái hoạt động; Hai là TTC bao hàm tính chủ động, tính chủ động có ý thức của chủ thể.
Tính tích cực là vấn đề trung tâm của nhiều khoa học, thường được bàn cãi nhiều về thuật ngữ, nguồn gốc và vai trò của nó.
- Với tư cách là một khái niệm cơ bản của Triết học: Các nhà Triết học cho rằng mỗi một sự vật bao giờ cũng thể hiện tính tích cực của nó bởi vật chất luôn vận động và phát triển không n gừng.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã coi cá nhân là sản phẩm của các quan hệ xã hội và cho rằng cá nhân tích cực tác động vào đời sống xã hội và trở thành con người hoạt động làm phát triển xã hội. Tính tích cực thể hiện ở sức mạnh của con người trong việc chinh phục, cải tạo thế giới tự nhiên,
xã hội và cải tạo chính bản thân mình. Theo V.I. Lênin tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể, đối với đối tượng sự vật xung quanh; là khả năng của mỗi người đối với việc tổ chức cuộ c sống, điều chỉnh những nhu cầu, năng lực của họ thông qua các mối quan hệ xã hội.
- Quan điểm của các nhà Sinh học: Xuất phát từ sự nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau, các nhà sinh học cũng giải thích khác nhau về tính tích cực.
Theo M.Kagan thì tính tích cực của thực vật, đó là tính hướng, là sự hướng tới những yếu tố của hoàn cảnh để tạo nên sự thay đổi, vận động, hoặc thích nghi của sinh vật đối với môi trường .
Phát kiến của I.P.Paplôp về hệ thống tín hiệu thứ hai giúp chúng ta giải thích cơ sở sinh lý cuả tính tích cực, hoạt động của con người mà vốn mang tính chất đặc thù, khác biệt về chất so với động vật. Ông cho rằng: cơ sở sinh lý của tính tích cực chính là hoạt động của vỏ bán cầu đại não và hệ thống tín hiệu thứ hai. Đây là sự khác biệt giữa con người và con vật. Con vật chỉ bắt chước, chứ không có tính tích cực. Chỉ ở con người mới có tính tích cực hoạt động, hành động. Chẳng hạn: Con người khi đói vẫn có thể tạm thời không tiếp nhận thức ăn nếu họ thấy cần thiết phải làm như vậy, những hành động như vậy xuất phát từ ý thức về những hậu quả xa của hành vi của mình và dựa trên cơ sở hiểu biết những qui luật khách quan của hiện thực. Việc thường xuyên đối chiếu các động cơ hành động với hoàn cảnh bên ngoài và với kinh nghiệm tích lũy được sẽ gây cho con người thích ứng tốt nhất với hoàn cảnh cuộc sống xã hội và có khả năng cải tạo cuộc sống đó (Côvaliôp. A.G, 1971)
Còn I.M.Xêsênôp viết rằng “cái quyết định ý chí là một động cơ đạo đức nào đó, dưới hình thức một ý nghĩ say mê hay một tình cảm”. Xét đến cùng, theo I.M.Xêsênôp, hoạt động là phản ánh của hoàn cảnh bên trong và bê n ngoài của cuộc sống con người: “Nguyên nhân đầu tiên của mọi hành động của con người vốn nằm ở bên ngoài nó” (Côvaliôp. A.G, 1971). Bởi ông đã theo quan điểm chỉ đạo của chủ nghĩa Mac - Lênin là “tâm lý là cơ năng của cái phần nhỏ đặc biệt phức tạp của vật chất mà ta gọi là bộ não của con người” (Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, 1997)
- Quan điểm của các nhà Tâm lý học: Trong tâm lý học cũng có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về tính tích cực, mỗi quan niệm đều xuất phát từ những góc độ và cách nhìn nhận riêng.
+ Quan điểm của thuyết hành vi cho rằng cứ có kích thích là có phản ứng, hành vi con người cũng như ở động vật đó là tổng số các cử động bên n goài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại kích thích nào đó. Họ tóm tắt toàn bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật bằng công thức S – R. Sau này, chủ nghĩa hành vi mới là đại diện tiêu biểu là Skinơ đưa vào công thức trên biến số trung gian như nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống của con người hay hành vi tạo tác nhằm đáp ứng những kích thích có lợi của cơ thể. Về cơ bản, thuyết hành vi vẫn cho rằng hành vi của con người mang tính máy móc, cơ học. Chủ nghĩa hành vi vô hình chung đã loại bỏ tính có ý thức của con người trong việc lựa chọn, điều chỉnh hoạt động tích cực của con người. Họ bỏ qua tính chủ thể trong hoạt động nhận thức cũng như ý chí vượt qua khó khăn của điều kiện khách quan và chủ quan của con người để đưa ra phương án, kế hoạch ho ạt động có hiệu quả nhất (Phạm Minh Hạc, 1983).
+ Quan điểm của các nhà tâm lý học Xô Viết khi nghiên cứu vấn đề tính tích cực hoạt động của cá nhân dựa trên học thuyết của các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mac – Lênin trên lập trường quyết định luận xã hội đã nêu lên được bốn xu hướng về tính tích cực và các thông số biểu hiện cơ bản của nó như sau:
Xu hướng thứ nhất: Tính tích cực được xem x ét từ góc độ chức năng, vai trò của chủ thể đối với thế giới bên ngoài. Đại diện là S.Đ.Smirnôp, V.P.Dintrencô, V.Ia.Rômanôp,... Các tác giả cho rằng sự phát triển tính tích cực là sự phức tạp hoá dần các chức năng tính tích cực của chủ thể ( Nguyễn Xuân Thức, 1997).
Xu hướng này đã vạch ra ba biểu hiện của tính tích cực:
1 - Tính tích cực thể hiện tính chủ định của ý thức, tính chủ động của chủ thể với thế giới bên ngoài - đó là thước đo tính chủ động của chủ thể. Giới hạn phía trên của nó là tính tích cực tuyệt đối còn giới hạn dưới là tính bị động hoàn toàn.
2 - Tính tích cực là thông số đo sự chuyển động, sự biến đổ i hoạt động tâm lý của chủ thể gắn liền với việc tiêu hao năng lượng tâm lý và sinh lý. Tính tích cực thực hiện chức năng chỉ báo hoạt động của con người, con người có tính tích cực là con người đang hoạt động.
3 - Tính tích cực thực hiện chức năng biểu hi ện sự thích nghi mà cao hơn là sự thích ứng, sự cải tạo và sáng tạo của chủ thể với thế giới bên ngoài. Khi nói đến tính tích cực là phải nói đến khía cạnh chủ thể không chỉ thích ứng mà còn sáng tạo trong thế giới bên ngoài như thế nào.
Xu hướng thứ 2: Đại diện là các nhà tâm lý học như P.Ia.Ganpêrin, A.A.Liublinxcaia, G.Ananhiep, A.Nadiasvili,… Xem tính tích cực gắn với hành động và được thể hiện trong các mức độ lĩnh hội khác nhau đó là chỉ số đo tính tích cực của chủ thể. Ở xu hướng này, xét theo mức độ phát triển chủng loại, P.Ia.Ganpêrin sử dụng phạm trù hành động và nhận xét rằng các mức độ tiến hoá của hành động đánh dấu thể hiện mức độ phát triển của tính tích cực. Nó gồm bốn mức độ hành động vật chất để nâng dần tính tích cực của hành động cá nhân.
1 - Mức độ hành động đầu tiên, sự tác động không có ảnh hưởng, không có ý nghĩa gì với vật thể đã tác động sinh lý tạo ra kết quả đó.
2 - Mức độ hành động sinh lý học: Kết quả hành động và sự tác động có ý nghĩa với việc điều chỉnh thực hiện hành động và ảnh hưởng đến sinh vật sinh thành ra kết quả đó.
3 - Mức độ hành động của chủ thể là mức độ hành động tích cực theo kiểu riêng, ở đây tồn tại sự thích nghi của hành động trước đó trong những điều kiện và hoàn cảnh mới. Mức độ hành động này là đặc tính của các động vật có tâm lý.
4 - Mức độ hành động của con người khi hành động dựa trên cơ sở nhận thức được ý nghĩa, hoàn cảnh, phương tiện xã hội của hành động ( Nguyễn Xuân Thức, 1997).
Ở góc độ phát sinh cá thể, A.A.Liublinxcaia đã cho rằng tính tích cực được thể hiện trong hoạt động và mức độ phát triển tính tích cực được đánh giá qua mức độ lĩnh hội hoạt động của trẻ em từ nhỏ đến lớn. Theo tác giả có 3 mức độ thể hiện tính tích cực như :
1 - Các hành động bắt chước;
2 - Hành động làm theo mẫu của người lớn và bạn bè một cách có ý thức; 3 - Hành động độc lập và sáng tạo.
Xu hướng thứ 3: Nhìn nhận tính tích cực qua các dấu hiệu của chúng. Theo hướng này, một số tác giả như M.I.Lixina, A.N. Leônchiep, A.V.Dapôrôzet… đã đánh giá tính tích cực của trẻ thông qua những dấu hiệu nhất định cũng như vạch ra những dấu hiệu, những biểu hiện và các thành tố tâm lý đặc trưng của tính tích cực.
Các tác giả đều thống nhất cho rằng những thành tố tâm l ý cơ bản, đặc trưng cho tính tích cực đó là:
+ Tính tích cực gắn liền với hoạt động, hay nói khác đi tính tích cực phải thể hiện trong trạng thái hoạt động và được biểu hiện trong những hành động, hành vi cụ thể của trẻ em.
+ Tính tích cực để chỉ tính sẵn sàng hoạt động của chủ thể, là nhu cầu đối với hoạt động của chủ thể. Yếu tố nhu cầu có mối liên hệ chặt chẽ với tính tích cực - đây chính là nguồn gốc của tính tích cực. Có thể khẳng định nếu không có nhu cầu thì không có tính tích cực.
+ Tính tích cực để chỉ tính chủ động, hành động một cách có ý thức, theo chủ ý của chủ thể để đối lập với sự bị động, thụ động khi đó tính tích cực tiệm cận hoặc gần bằng không (Phạm Minh Hạc, 1978).
Xu hướng thứ 4: Nhóm các tác giả L.M.Ackhangenxki (Liên xô trước đây); R.Minle (Cộng hoà Dân chủ Đức); I.Lich (Hungari)…xem xét thuật ngữ “Tính tích cực” khi đánh giá trình độ tính chất các đặc tính cơ bản của tính tích cực lao động, tính tích cực chính trị - xã hội… Theo các tác giả trên thì tính tích cực bao hàm và thể hiện bốn chỉ số sau:
+ Tính giá trị của hoạt động và tính tự nguyện.
+ Tính hiệu quả của hoạt động mà tính tích cực đang hướng tới. + Tính sáng tạo (hay mức độ sáng tạo hoạt động).
+ Tính phát triển (tính tích cực hướng đến phát triển năng lực tâm lý, sự phát triển nhân cách của chủ thể…)
Như vậy có rất nhiều xu hướng, nhiều cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về tính tích cực. Để nhìn nhận khách quan, đầy đủ tính tích cực trong các lĩnh vực khác nhau cần phải có điểm tựa, cần phải dựa vào những nguyên tắc nhất định.
Xét về mặt Tâm lý học theo quan điểm tiếp cận hoạt động - nhân cách - giao tiếp ta có thể hiểu khái quát về tính tích cực của cá nhân có nội dung tâm lý cơ bản là:
+ Tính tích cực gắn liền với hoạt động, hay nói khác đi tính tích cực phải thể hiện trong trạng thái hoạt động và được biểu hiện trong những hành động, hành vi cụ thể của con người.
+ Tính tích cực để chỉ tính sẵn sàng với hoạt động, là nhu cầu đối với hoạt động. Yếu tố nhu cầu có mối liên hệ chặt chẽ với tính tích cực - đây chính là nguồn gốc của tính tích cực.
+ Tính tích cực để chỉ tính chủ động, hành động một cách có ý thức, theo chủ ý của chủ thể để đối lập với sự bị động, thụ động.
Từ sự phân tích trên chúng tôi cho rằng Tính tích cực của cá nhân gắn liền với trạng thái hoạt động của chủ thể. Tính tích cực bao hàm tính chủ động, sáng tạo, tính có ý thức của chủ thể trong hoạt động. Tính tích cực của cá nhân là một thuộc tính của nhân cách được đặc trưng bởi sự chi phối mạnh mẽ của các hành động đang diễn ra đối với đối tượng. Tính tích cực thể hiện ở sự nỗ lực cố gắng của bản thân, ở sự chủ động, tự giác hoạt động và cuối cùng là kết quả cao của hoạt động có mục đích của chủ thể. Tính tích cực được nảy sinh, hình thành, phát triển trong hoạt động.