Thiết kế công cụ đo lường

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 46)

1. 2.2 Quá trình phát triển của tính tích cực

2.3. Thiết kế công cụ đo lường

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu về tính tích cực học tập cũng như các biểu hiện và yếu tố tác động TTC học tập trong sinh viên, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu khảo sát phục vụ

Cơ sở lý thuyết

Thiết kế thang đo dự thảo và bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc

Thử nghiệm, đánh giá thang đo (SPSS, QUEST)

Điều chỉnh, hoàn thiện thang đo

Thu thập thông tin chính thức (phiếu khảo sát)

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng

Cronbach Alpha / Quest

cho việc nghiên cứu theo các bước chính sau:

- Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát:

Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập ý kiến của SV đang học năm thứ nhất và năm thứ ba thuộc các trường thành viên trong ĐHQG TP.HCM. Nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát là lấy ý kiến của SV tự đánh giá về mức độ tích cực và ý nghĩa của hoạt động học tập đối với bản thân.

- Thiết kế dự thảo phiếu khảo sát:

+ Dựa trên cơ sở lý luận, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các câu hỏi được thiết kế dựa trên các yếu tố tác động, đặc biệt là yếu tố giới tính; các hình thức biểu hiện và các phương pháp nhằm thúc đẩy TTC học tập của sinh viên.

+ Phiếu sơ thảo được thảo luận giữa tác giả với chuyên gia để phân tích kỹ về tính logic của cấu trúc phiếu, các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu và số lượng các câu hỏi trong từng nhân tố.

+ Phân tích các ý kiến đóng góp của các giảng viên và sinh viên từ kết quả phỏng vấn bán cấu trúc, t á c g i ả t iế n h à n h chỉnh lý lại các câu hỏi và tổng thể phiếu để hoàn thiện lần cuối phiếu khảo sát và định dạng lại hình thức phiếu khảo sát để đưa vào thử nghiệm.

- Nội dung phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát gồm 2 phần:

Phần 1 là các nội dung liên quan đến TTC học tập của sinh viên, trong đó các nội dung được xây dựng trên cơ sở sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ.

 Nội dung 1 bao gồm các câu hỏi về mức độ thực hiện các hoạt động trong lớp và ngoài giờ lên lớp theo 5 mức độ (1) – Không bao giờ và (5) – Rất thường xuyên.

Nội dung 2 bao gồm các câu hỏi về ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân sinh viên theo 5 mức độ (1) – Hoàn toàn không đồng ý và (5) – Rất đồng ý.

Nội dung thứ 3 bao gồm các câu hỏi nhằm khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với mức độ đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Thang đo trong nội dung này cũng được chia thành 5 mức độ, tuy nhiên các mức độ đã được lượng hóa từ (1) – Đáp ứng dưới 20% đến (5) Đáp ứng trên 80%.

Phần 2: Thông tin chung về đối tượng khảo sát.

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM Nghiên cứu so sánh theo giới tính (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)