7 Giao thông vận tải 845 430 50 62 812
4.1.2. Bối cảnh trong nước
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trong những năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực. Tình hình chính trị của đất nước luôn luôn giữ được ổn định. Tình hình xã hội có tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, thế và lực của đất nước ta mạnh lên rất nhiều so với những năm trước đổi mới.
Tuy nhiên, có một thực tế là, từ đổi mới đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu, nhưng những thành tựu đó chỉ là kết quả trong sự so sánh khép kín với chính Việt Nam. Nếu so với trình độ phát triển chung của các nước trong
74
khu vực và thế giới thì hiện nay Việt Nam đang rơi vào tình trạng ngày càng tụt hậu và đứng trước nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình – không thể bứt phá để phát triển theo kịp xu hướng của thời đại. Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn duy trì mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tức là dựa vào vốn đầu tư, nhân lực trình độ thấp giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển. Muốn tránh những nguy cơ tụt hậu xa hơn và nguy cơ bẫy thu nhập trung bình cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tức là tăng trưởng dựa vào tri thức, vào chất xám, vào nguồn nhân lực CLC. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam nói chung, cũng như các địa phương nói riêng cần phải phát triển NNL CLC một cách hợp lý để tạo ra hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội.