Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 31)

1.2.4.1. Tiêu chí đánh giá về phát triển số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

Comment [s10]: XEM LẠI NGUỒN TRÍCH DẪN, CÔ CHẮC CHẮN LÀ EM TRÍCH DẪN SAI.

24

Các chỉ tiêu đánh giá về sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Các chỉ tiêu này bao gồm :

- Sự gia tăng tỷ lệ lao động trình độ đại học trên tổng số lực lượng lao động. Tiêu chí này đánh giá tốc độ gia tăng về số lượng và tỷ trọng lực lượng lao động trình độ đại học trên tổng số lao động quốc gia. Đó là tiêu chí phản ánh trực tiếp về sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Sự gia tăng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân.

- Sự gia tăng số lượng sinh viên, sinh viên mới tuyển, sinh viên tốt nghiệp hàng năm

Lực lượng tạo nguồn trực tiếp cho đội ngũ nhân lực chất lượng cao của mỗi quốc gia chính là đội ngũ sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học. Vì vậy, hai tiêu chí sau là những tiêu chí đánh gia sự gia tăng lực lượng tạo nguồn cho đội ngũ nhân lực chất lượng cao của mỗi quốc gia.

1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá về phát triển chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tiêu chí để xác định chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao chính là gồm: Thể lực, trí lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật, ngoài ra còn là kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức…

- Thể lực ở đây chính là sức khoẻ - nó là điều kiện đầu tiên quyết định đến việc duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện chủ yếu để con người chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất hiện thực. Sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó là sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tinh thần. Sức khoẻ thể chất là sự cường tráng thể chất, phát triển cân đối, hài hoà của các cơ quan cơ thể theo quy luật tạo hoá tự nhiên. Sức khoẻ tinh thần là sự dẻo dai trong hoạt động thần kinh mà biểu hiện cụ thể của nó là thông qua sức mạnh, lòng tin, khát vọng, ý chí và hoài bão. Hiến chương của tổ chức y tế thế giới đã khẳng định: Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hay thương tật.

25

Tình trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Cho nên thể lực của nguồn nhân lực được hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ nuôi dưỡng, chế độ chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy, trình độ phát triển kinh tế- xã hội, chế độ phân phối thu nhập, các chính sách xã hội… ảnh hưởng rất lớn đến thể chất của nguồn nhân lực. Thể lực không khoẻ mạnh sẽ hạn chế lớn tới sự phát triển trí lực, trí tuệ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng xã hội: “Trí tuệ là tài sản quý giá nhất trong mọi tài sản, nhưng chính sức khoẻ là một tiền đề cần thiết để làm ra tài sản đó.”

[9, tr.16 - 17].

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh quy mô, tốc độ tăng nguồn nhân lực, sự phân bố theo vùng, khu vực và lãnh thổ; trong đó, trí lực thể hiện ở trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, là yếu tố trí tuệ, tinh thần, là cái nói lên tiềm lực sáng tạo ra các giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần của con người, vì thế nó đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Trí lực: Là yếu tố trí tuệ, tinh thần, cái nói lên tiềm lực văn hoá tinh thần của con người, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người. Trí lực là yếu tố ngày càng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực.

Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế- xã hội, con người không những sử dụng lao động chân tay mà còn sử dụng lao động trí óc. Trình độ của nền sản xuất càng cao, khoa học - công nghệ được áp dụng vào trong sản xuất càng nhiều thì lao động trí óc của con người trong sản xuất càng tăng lên. Khi đánh giá về vai trò sáng tạo của con người trong lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội, C. Mác viết: “Thiên nhiên không tạo ra máy móc, đầu máy xe lửa, điện báo… Tất cả các thứ đó là thành quả sáng tạo của bộ óc người, được bàn tay con người tạo ra, là sức mạnh trí tuệ đã được vật hoá. Sự phát triển của vốn cố định là chỉ tiêu cho thấy rằng tri thức xã hội chung đã biến thành lực lượng sản

26

xuất trực tiếp với mức độ nào đó, và do đó cũng chính từ chỉ tiêu nói lên mức độ phụ thuộc và biến đối của chính những điều kiện hoạt động xã hội đối với trí tuệ chung” [8, tr. 372-373]. Vai trò của lao động trí tuệ còn được C.Mác thể hiện trong dự báo thiên tài của mình: Đến một trình độ nào đó, khoa học sẽ biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Trí lực của nguồn nhân lực được biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tay nghề, phẩm chất tốt đẹp của người công dân yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tâm hồn trong sáng, biết cảm nhận cái đẹp, có văn hoá lao động công nghiệp… những phẩm chất này của nguồn nhân lực thể hiện ở sự sáng tạo, độ nhạy cảm, tính linh hoạt sắc bén, khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng làm chủ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại. Đó là sự nhận biết hiện thực khách quan, khả năng chế ngự và chinh phục tự nhiên, phục vụ yêu cầu trong cuộc sống và đem lại lợi ích cho con người. Trình độ trí lực còn được thể hiện ở kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, năng lực hoạch định và vận dụng đường lối chính sách, năng lực lựa chọn giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế .

- Trình độ học vấn của người lao động: Là sự hiểu biết của người lao động với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trong chừng mực nhất định, trình độ văn hoá của dân số biểu hiện mặt bằng dân trí của quốc gia đó.

Trình độ học vấn được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ người biết chữ và chưa biết chữ; tỷ lệ người có trình độ tiểu học; tỷ lệ người có trình độ phổ thông cơ sở; tỷ lệ người có trình độ phổ thông trung học; tỷ lệ người có trình độ đại học và sau đại học…

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực và có tác động mạnh tới quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Trình độ học vấn cao tạo ra khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Comment [s11]: XEM LẠI NGUỒN TRÍCH DẪN

27

Chất lượng của nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn mà quan trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng của lao động đã qua đào tạo. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp.

Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được đo bằng: tỷ lệ người có trình độ sơ cấp; tỷ lệ người có trình độ trung cấp; tỷ lệ người có trình độ cao đẳng, đại học; tỷ lệ người có trình độ trên đại học.

Trình độ kỹ thuật của nguồn nhân lực thường dùng để chỉ trình độ của người được đào tạo ở các trường kỹ thuật, được trang bị những kiến thức nhất định, những năng lực thực hành về công việc nhất định. Trình độ kỹ thuật được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ lao động được đào tạo và lao động phổ thông; tỷ lệ người có bằng kỹ thuật và không có bằng; trình độ tay nghề theo bậc thợ.

Trình độ chuyên môn và trình độ kỹ thuật thường kết hợp chặt chẽ với nhau, thông qua các chỉ tiêu số lượng lao động được đào tạo và không được đào tạo trong từng tập thể nguồn nhân lực.

1.2.4.3. Tiêu chí đánh giá về chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực chất lượngcao

Thứ nhất, đánh giá chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao theo trình độ đào tạo

Đã qua đào tạo ở đây được hiểu là những người đã học và tốt nghiệp ở một trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật của cấp học hoặc trình độ đào tạo tương đương thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên (có văn bằng hoặc chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo).

Thứ hai, đánh giá chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao theo khu vực địa lý.

Đây là tiêu chí xác định sự điều chỉnh cơ cấu nhân lực chất lượng cao giữa các khu vực địa lý. Thông qua tiêu chí này, có thể nhận biết được khoảng cách phát triển giữa các khu vực. Những khu vực phát triển cao thường tập trung

28

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 31)