Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 90)

7 Giao thông vận tải 845 430 50 62 812

4.3.1.Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp lý phát triển và sử dụng nhân lực phù hợp với cơ chế và thể chế kinh tế thị trường.

Xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn quốc gia về trình độ phát triển nhân lực, những điều kiện phát triển nhân lực, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về năng lực nghề nghiệp của nhân lực và về yêu cầu chất lượng đối với các cấp, bậc, ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng và hội nhập quốc tế.

Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực căn cứ vào những nguyên tắc hiệu quả của nền kinh tế thị trường, phù hợp với tiến trình hình thành và phát triển thị trường lao động. Phát triển thị trường lao động, xây dựng những cơ chế và công cụ thích hợp để sử dụng nhân lực có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát triển của chính bản thân nguồn nhân lực.

Đổi mới căn bản và toàn diện chính sách về sử dụng nhân lực trong khu vực nhà nước phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, gồm từ khâu tuyển dụng (tổ chức thi tuyển khách quan và mở rộng các đối tượng được tuyển dụng theo hình thức ký Hợp đồng lao động), bố trí công việc, trả công lao động, thăng tiến nghề nghiệp và không ngừng cải thiện điều kiện, môi trường lao động để tạo động lực, kích thích, khuyến khích làm việc sáng tạo và có hiệu quả cao.

Thực hiện việc tách bạch, phân biệt rõ những khác biệt trong quản lý, sử dụng nhân lực giữa cơ quan hành chính nhà nước (cán bộ, công chức nhà nước) và các đơn vị sự nghiệp công lập (viên chức). Trên cơ sở đó, đẩy mạnh quá trình trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, tổ chức sự nghiệp công lập trong quản lý, sử dụng nhân lực.

Trao quyền tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong việc quản lý, sử dụng nhân lực theo những quy định của pháp luật và tác động của cơ chế thị trường.

83

Xây dựng quy chế (cơ chế và chính sách) giao nhiệm vụ theo các hình thức khoán, đấu thầu, hợp đồng trách nhiệm, thi tuyển... gắn với đãi ngộ dựa trên năng suất lao động và kết quả cuối cùng để tạo động lực cho làm việc có năng suất cao và khuyến khích sáng tạo.

Xây dựng quy chế (tiêu chuẩn và quy trình) đánh giá nhân lực dựa trên cơ sở năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ tương xứng với trình độ năng lực và kết quả công việc.

Xây dựng và thực hiện các chính sách trọng dụng và phát huy nhân tài: Hình thành và phát triển hệ thống tổ chức phát triển nhân tài từ khâu phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nhân tài gồm các trường, lớp giáo dục năng khiếu trẻ em, phát hiện tài năng trẻ, đào tạo đại học, trên đại học và quá trình sử dụng, đãi ngộ (chế độ trả lương, thưởng, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo và những chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần); Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để tạo môi trường làm việc, khuyến khích, kích thích phát huy tài năng đóng góp cho công cuộc hưng thịnh đất nước (đối với cả người Việt Nam và người nước ngoài có công với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam); Xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân tài của Việt Nam (từ khâu phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thăng tiến...).

Tính tích cực và hoạt động lao động sáng tạo của NNL chất lượng cao có được là nhờ vào công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng một cách khoa học, dân chủ, đúng đắn. Do vậy, phải tiến hành quy hoạch và có cơ chế quản lý, sử dụng lao động từ tuyển chọn, bố trí, đánh giá đến chế độ đãi ngộ, chăm lo mọi mặt cuộc sống cho người lao động.

Trong công tác quy hoạch, thành phố cần xác định trước những dự báo chiến lược về nhu cầu NNL chất lượng cao, trên cơ sở đó có sự đầu tư đúng mức, hợp lý cho từng loại hình cơ sở, vật chất nhằm phát triển NNL chất lượng cao một cách hợp lý và đưa lại hiệu quả thiết thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý NNL nói chung và NNL chất lượng cao nói riêng, tỉnh Bình Dương cần thực hiện một số vấn đề sau đây:

Phải đảm bảo đúng nguyên tắc trong quản lý NNL chất lượng cao; Quản lý NNL chất lượng cao phải tuân theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều

84

kiện phát triển của thành phố; Quản lý NNL chất lượng cao phải dựa trên cơ sở là không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng rộng rãi các phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý và điều hành hệ thống; Bộ máy quản lý NNL phải được tổ chức gọn nhẹ có hiệu lực và hiệu quả; phương pháp quản lý phải thường xuyên đổi mới.

Các chủ thể quản lý NNL cần phải chuyên nghiệp hóa, có sự phân cấp, phân quyền hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo; Cần có sự phân tích nhu cầu về NNL của quá trình CNH, HĐH để đưa ra những dự báo về nhu cầu biên chế và nhu cầu năng lực; Tỉnh cần phải thực hiện công tác tuyển dụng theo yêu cầu công việc bằng cách sử dụng các công cụ đánh giá gắn với thực tiễn công tác; Cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý và điều phối NNL chất lượng cao. Cơ quan này có nhiệm vụ nghiên cứu và tham mưu với chính quyền tỉnh xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển NNL chất lượng cao cho tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 90)