Những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 72)

7 Giao thông vận tải 845 430 50 62 812

3.3.2.Những hạn chế

3.3.2.1. Về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

Nguồn nhân lực CLC đã có sự gia tăng khá nhanh nhưng tỷ trọng nguồn nhân lực có trình độ đại học trong tổng lực lượng lao động còn rất thấp. Bên cạnh đó, nguồn hình thành nhân lực CLC (thông qua chỉ số sinh viên/ vạn dân) cũng chưa thấy dấu hiệu thể hiện sự gia tăng mạnh mẽ nguồn nhân lực trình độ đại học ở Bình Dương trong tương lai. Với sự gia tăng còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lực lượng lao động, việc phát triển đủ lượng nguồn nhân lực CLC đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH của tỉnh vẫn còn là một thách thức lớn.

Chất lượng nguồn nhân lực CLC chưa cao do chưa được đào tạo theo yêu cầu của sự phát triển công nghiệp, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. Thể chất của người lao động còn nhiều hạn chế (cả về chiều cao, sức mạnh và sức bền); tính kỷ luật, chuyên nghiệp của người lao động chưa cao.

3.3.2.2. Về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao

Sự dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực CLC phản ánh rõ một hạn chế lớn là tỷ trọng lao động trình độ đại học trong những ngành kinh tế tri thức còn thấp.

Đội ngũ nhân lực trong ngành giáo dục nhất là đội ngũ giảng viên đang là trở ngại lớn trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC của tỉnh. Bởi lẽ,

65

muốn phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CLC thì phải đi trước một bước trong việc đào tạo đội ngũ giảng viên đại học.

3.3.2.2. Về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Chất lượng giáo dục THCN, CĐ – ĐH chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực CLC. Công tác đào tạo nghề theo phương châm xã hội hoá tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên còn ít, chưa đáp ứng kịp yêu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động. Những bất cập và yếu kém trên đây của lực lượng lao động đã dẫn đến một thực tế là: Thị trường lao động còn thiếu nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật trình độ cao, trong khi đó thừa nhiều lao động chưa qua đào tạo. Công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên chưa được chú trọng đủ mức.

Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, việc liên kết giữa đào tạo với cơ sở sản xuất còn hạn chế, hiệu quả thấp. Chưa có chiến lược đào tạo lâu dài, chậm triển khai xây dựng trường đại học theo quy hoạch.

Các chương trình đào tạo nghề đôi khi còn bị chồng lấn gây lãng phí và chồng chéo trong việc đào tạo. Ví dụ trong việc đào tạo cho làng nghề, bị chồng chéo về chương trình giữa Sở Công nghiệp và Sở Lao động Thương bình và Xã hội. Chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo còn lạc hậu, nặng nề lề lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ năng thực hành, chưa tạo được nhiều chương trình liên thông giữa TCCN với cao đẳng và đại học. Năng lực chung của đội ngũ giảng viên, giáo viên của tỉnh còn yếu, năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới còn hạn chế, kỹ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy và tra cứu tài liệu còn yếu, thiếu kinh nghiệp thực tiễn và số lượng giáo viên trong một số ngành nghề đào tạo còn thiếu.

66

Nhân lực CLC phát triển không đồng đều, ở các đô thị, các vùng kinh tế trong điểm, các khu vực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh có xu hướng phát triển mạnh. Nguồn nhân lực nông thôn, nhất là vùng thuần nông phát triển chậm hơn. Trình độ nguồn nhân lực còn diễn ra khác nhau giữa các loại hình kinh tế (khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài).

Chính sách thu hút lao động chất lượng cao làm việc tại tỉnh chưa thật tốt. Hầu hết cán bộ, công chức đều là người Bình Dương. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh đã có những đóng góp đáng kể cho hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, tuy nhiên, đội ngũ này chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh, thiếu cán bộ đầu đàn có trình độ cao về khoa học và công nghệ. Phân bố đội ngũ cán bộ khoa học còn bất cập, chủ yếu tập trung ở thành phố; địa bàn nông thôn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là các vùng xa có nhiều khó khăn; phân bố không đồng đều ở các ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 72)