Các yếu tố tác động tới quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 36)

cao theo khu vực có sự chênh lệch quá lớn thì khoảng cách phát triển giữa các khu vực cũng rất lớn.

Thứ ba, đánh giá chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao theo ngành kinh tế

Tiêu chí này gắn liền với việc xác định nguồn nhân lực chất lượng cao được phân bổ như thế nào trong các ngành kinh tế. Nếu lực lượng này được phân bổ nhiều ở những ngành kinh tế dựa nhiều vào tri thức thì họ thực sự trở thành lực lượng có khả năng dẫn dắt quá trình phát triển nền kinh tế tri thức ở trình độ cao

1.2.5. Các yếu tố tác động tới quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cao

1.2.5.1. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố tác động trực tiếp và quan trọng nhất đối với việc phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Đối với nguồn nhân lực CLC, giáo dục đại học tác động trực tiếp và mang tính đột phá tới chất lượng, cơ cấu và những tố chất tiêu biểu của lực lượng này.

Thứ nhất, tác động của giáo dục đại học tới số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

Quy mô phát triển giáo dục đại học sẽ tác động tới số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực CLC.

Do yêu cầu ngày càng lớn về nguồn nhân lực CLC để phục vụ trực tiếp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên sự phát triển GDĐH có sự dịch chuyển từ xu hướng giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng và giáo dục phổ cập. GDĐH tinh hoa tạo ra một lực lượng lao động tinh hoa, chiếm số ít trong tổng số lực lượng lao động. Mô hình giáo dục này phù hợp với xã hội nông nghiệp và giai đoạn đầu của xã hội công nghiệp; GDĐH đại chúng tạo ra một lực lượng đông đảo nhân lực CLC phục vụ quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

29

Một hệ thống giáo dục đại học phù hợp là một hệ thống mà ở đó việc quy hoạch mạng lưới các trường đại học phải đảm bảo đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CLC. Nếu hệ thống đại học chỉ hướng vào việc đào tạo đội ngũ tinh hoa thì số lượng nhân lực có trình độ đại học sẽ là thiểu số. Nếu hệ thống đại học được thiết kế đa dạng, phong phú, hướng vào đại chúng, ở đó việc kết hợp giữa đào tạo lực lượng tinh hoa và đào tạo lực lượng đại chúng sẽ tác động rất lớn tới tốc độ gia tăng nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ cao.

Như vậy có thể nói phát triển hệ thống giáo dục đại học cũng là yếu tố làm gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, tác động của giáo dục đại học tới việc hình thành và phát huy tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao

Tri thức và thông tin đã trở thành một thứ vốn quý tạo nên giá trị gia tăng của các ngành sản xuất, kinh doanh, tổ chức và quàn lý. Mô hình đại học truyền thống đang trở nên lỗi thời và đang được thay thế bằng mô hình mới – mô hình đại học có khả năng đào tạo ra những lực lượng lao động có khát vọng thay đổi, có khả năng thích ứng và sáng tạo để có thể làm chủ đất nước. Do đó, trường đại học trước hết phải là một cơ sở xã hội tự chủ. Các trường đại học cần được trao quyền tự chủ rộng rãi. Chỉ với một môi trường có điều kiện tự chủ cao thì các trường đại học mới phát huy được mọi khả năng về chất và sức mạnh trí tuệ đặc thù của mình để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất.

1.2.5.1. Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Dù nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng của một nhân tài thì nó vẫn chưa phải là yếu tố quyết định đến giá trị của họ đối với đất nước. Vấn đề sử dụng, hay chính xác hơn là vấn đề thu hút và trọng dụng mới vừa là động cơ, vừa là cái đích, vừa là một khâu trong quá trình đào luyện và hiện thực hóa giá trị nguồn nhân lực CLC nói chung và nhân tài nói riêng. Thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực CLC không chỉ có tác động trực tiếp tới việc phát triển lực lượng này mà còn tác động quyết định tới sự hưng vong của đất nước.

30

Thứ nhất, thu nhập và môi trường làm việc

Để có thể thu hút được đội ngũ nhân lực CLC về làm việc thì yếu tố hàng đầu là thu nhập và môi trường làm việc. Nhân tố này ảnh hưởng lớn tới nhu cầu vật chất và tinh thần làm việc của người lao động. Nếu tiền lương và mức thu nhập hấp dẫn, mang tính công bằng và xứng đáng với năng lực của người lao động thì họ sẽ gắn bó và cống hiến tối đa khả năng của họ.

Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng NNLCLC. Đa số người lao động đều mong muốn được làm việc trong một môi trường an toàn, chuyên nghiệp, có bài bản, đảm bảo sự thân thiện, hợp tác và tin tưởng lẫn nhau, hơn thế nữa là tạo thử thách trong công việc, tránh sự nhàm chán. Khi công việc có mức độ hấp dẫn cao và có cơ hội phát triển trong tương lai sẽ tạo cho họ có động lực làm việc, làm cho ngọn lửa trong mỗi con người bừng cháy sáng hơn, mạnh hơn, nguồn nhân lực đã được huy động một cách tối đa.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sử dụng nguồn nhân lực CLC. Nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp và nâng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp. Rõ ràng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đặt ra những thách thức đối với nguồn nhân lực, tác động trực tiếp đến sự phân bổ, bố trí lại lao động.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, các trang thiết bị trong sản xuất và kinh doanh cũng ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại, do đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phù hợp để có thể sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện có để nâng cao hiệu quả đầu tư rồi sau đó có thể tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng một cách sáng tạo các thiết bị công nghệ mới.

Thứ ba, tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đương đại đang thúc đẩy sự phát triển vượt bậc và sự thay đổi triệt để về chất trong các yếu tố của lực lượng sản xuất. Sự biến đổi về chất của lực lượng sản xuất đã kéo theo sự thay đổi trên

31

nhiều mặt của lực lượng lao động và đặt ra những yêu cầu mới trong sử dụng nguồn nhân lực. Những tác động và sự biến đổi chủ yếu là:

- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm thay đổi tính chất và nội dung của lao động. Những thành tựu đã đạt được của cuộc cách mạng KH – CN đã làm thay đổi mạnh mẽ tính chất của lao động theo hướng: tỷ trọng lao động trí óc ngày càng tăng và có ưu thế hơn so với lao động thể lực. Cuộc cách mạng này mở ra những khả năng sử dụng lao động trí tuệ rất to lớn. Trí tuệ đã trở thành tài sản chủ yếu và là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Những thay đổi về tính chất nội dung lao động đòi hỏi người lao động không những phải đổi mới về tri thức, hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp mà còn phải nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt.

- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm thay đổi cấu trúc của nguồn nhân lực. Cấu trúc của nguồn nhân lực biến đổi theo hướng: tỷ trọng lao động có trình độ cao, lao động thành thạo ngày càng tăng lên trong khi lao động tay nghề thấp càng giảm; tương quan giữa lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất cũng thay đổi; số lượng và tỷ trọng công nhân công nghiệp ngày càng giảm, vai trò lao động trong dịch vụ ngày càng lớn. Những xu hướng biến đổi cấu trúc của nguồn nhân lực làm cho nguồn nhân lực đông và giá rẻ không còn là ưu thế nữa. Yêu cầu nguồn nhân lực phải là những người được đào tạo với chuyên môn trình độ cao, có khả năng làm việc chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Vì vậy, cần phải có cách nhận thức mới trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực CLC

- Cách mạng khoa học công nghệ hiện nay làm cho tốc độ tăng trưởng về kinh tế không còn đi đôi với tiến trình phát triển việc làm. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sẽ cho phép một số lượng sức lao động ít hơn cũng có thể sử dụng được khối lượng, tư liệu sản xuất lớn hơn trước nhiều lần. Vì vậy làm giảm số lượng chỗ làm việc trong từng xí nghiệp, từng ngành cụ thể.

Những tác động đó đang đặt ra yêu cầu hết sức mới mẻ cho sử dụng nguồn nhân lực. Đó là đòi hỏi phải chuyển từ sử dụng lao động theo chiều rộng sang khai thác và sử dụng theo chiều sâu.

32

Thứ tư, sự phát triển của thị trường sức lao động chất lượng cao

Thị trường sức lao động chất lượng cao cũng có ảnh hưởng tới việc sử dụng NNLCLC. Việc hình thành và quản lý tốt thị trường lao động hiện nay có vai trò quan trọng đối với sử dụng nguồn nhân lực. Thông qua thị trường sức lao động, các cơ quan, đơn vị kinh tế có điều kiện tuyển chọn lao động theo yêu cầu của mình. Đồng thời, cũng qua thị trường sức lao động, người lao động tìm được công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và sở trường của mình. Do đó, cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nói chung cũng như NNLCLC nói riêng; xác lập được quan hệ cung - cầu lao động, giảm dần sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng, khắc phục được tình trạng lãng phí trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CLC.

1.2.5.2 Vai trò của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 tiếp tục xác định ba khâu đột phá, trong đó có đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhấn mạnh đến nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm: (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; và, (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Như vậy, nhân lực luôn đóng vai trò là một trong những giải pháp đột phá trong quá trình phát triển của nước ta từ trước đến nay; tuy nhiên, chỉ sau năm 2010, vai trò của nhân lực chất lượng cao mới thực sự được nhấn mạnh

Cơ chế chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả khai thác, sử dụng nguồn nhân lực CLC. Trong cơ chế cũ, Nhà nước chủ trương kế hoạch hóa từ việc đào tạo nguồn nhân lực, tuyển dụng, sử

33

dụng cho đến khi thôi việc. Việc thực hiện kéo dài chính sách này đã làm nảy sinh những hiện tượng không tích cực như đào tạo và sử dụng không ăn khớp, dư thừa lao động trình độ đại học, thiếu công nhân, triệt tiêu động lực thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả, không khuyến khích được họ nâng cao tay nghề, chạy theo số lượng trong tuyển dụng lao động mà không chú trọng đến hiệu quả lao động..

Với việc tuyển dụng lao động theo cơ chế thị trường, người lao động nào đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng thì người đó có việc làm. Cơ chế này đã tạo điều kiện cho người lao động có thể nhận được công việc phù hợp với trình độ năng lực của mình nên hiệu quả lao động cao, đồng thời thông qua việc được nhận thù lao lao động tương xứng với trình độ năng lực, người lao động có ý thức cao hơn trong việc học tập nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp. Trong thời gian qua, với đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế, chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực ở nước ta cũng được đổi mới căn bản. Chế độ tuyển dụng và sử dụng lao động theo biên chế suốt đời trước đây được chuyển sang hình thức hợp đồng lao động có thời hạn. Hình thức hợp đồng “có ra có vào” này đã kích thích tính năng động sáng tạo của người lao động. Cơ chế này còn có tác dụng giúp các đơn vị được quyền chủ động trong tuyển dụng, sử dụng và sa thải lao động nên có điều kiện để tuyển lựa, sắp xếp lao động theo yêu cầu công việc và phù hợp với năng lực riêng của mỗi người. Do đó, một mặt làm tăng hiệu quả sử dụng lao động còn mặt khác góp phần điều chỉnh quan hệ giữa cung và cầu.

Như vậy, việc đổi mới cơ chế chính sách tuyển dụng lao động từ phía nhà nước là một nhân tố có tác động tích cực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)