Bối cảnh địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 82)

7 Giao thông vận tải 845 430 50 62 812

4.1.3.Bối cảnh địa phương

Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi. Tại vùng kinh tế trọng điểm có nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn với công nghệ hiện đại; nhiều cơ sở tài chính, thương mại, du lịch và cơ sở đào tạo lớn, là nơi tập trung phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Bình Dương đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp phát triển. Bình Dương là tỉnh thu hút được nhiều vốn ODA và FDI nên nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là một yêu cầu rất lớn đối với các nhà quản lý về kinh tế xã hội.

Đây là những điều kiện thuận lợi để Bình Dương đẩy mạnh tốc độ phát triển KT-XH trong thời gian tới. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Ước tính đến những năm 2020, tỉnh Bình Dương có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt đối với nguồn nhân lực về các ngành như chế biến nông sản, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và ngành cơ khí...

75

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tỉnh điều chỉnh cơ cấu đầu tư đúng hướng, thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, hình thành các KCN, KCX, vùng chuyên canh về cây công nghiệp, cây ăn quả... đòi hỏi thu hút và phân bố lại lực lượng lao động.

Kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời gian đã có nhiều sự phát triển khởi sắc, tăng trưởng kinh tế ở mức khá, có những chuyển biến lớn về cơ cấu kinh tế, năng lực cạnh tranh của tỉnh đang được từng bước cải thiện. Bước vào giai đoạn phát triển mới, triển vọng phát huy được những tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh là rất cao. Đây vừa là tiền đề, vừa là đòi hỏi cho việc xây dựng, phát triển nhân lực, tạo nền móng vững chắc để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội.

Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất cho các địa phương về định hướng phát triển, về kinh phí đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Đặc biệt, Đề án 1956 của Chính phủ về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo điều kiện cho Bình Dương tăng nhanh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp như hiện nay Bình Dương sẽ gặp không ít những thách thức:

Hội nhập quốc tế đã đòi hỏi Bình Dương phải có mặt bằng dân trí cao hơn, phát triển một lực lượng lao động có khả năng nắm bắt công nghệ tiến tiến với những chuyển biến nhanh và đa dạng về hình thái của nền kinh tế, cũng như khả năng bắt kịp với tiến bộ và chuyển đổi mang tính toàn cầu. Khi hội nhập đầy đủ và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và quốc tế cũng như giữa các vùng gay gắt hơn, lợi thế cạnh tranh do tiền công rẻ sẽ mất dần và yếu thế của lao động Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng trong cạnh tranh sẽ bộc lộ rõ hơn

76

do trình độ tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp, tính năng động xã hội, trình độ hiểu biết pháp luật và thể lực kém.

Việc làm cho lao động xã hội nói chung vẫn là vấn đề rất bức xúc, cung vẫn lớn hơn cầu lao động; đặc biệt khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao hơn. Cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực sự gắn liền với nhu cầu sự dụng lao động, dẫn đến tình trạng vừa tăng số lượng đào tạo vừa thiếu nhân lực. Phát triển kinh tế xã hội, đền bù giải phóng mặt bằng, quá trình đô thị hóa dẫn đến một bộ phận trong lực lao động bị mất việc làm tạm thời, nếu không có các giải pháp hữu hiệu sẽ có nguy cơ trở thành thất nghiệp vĩnh viễn do không được đào tạo các kỹ năng làm việc, không có hứng thú làm việc...

Chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo còn lạc hậu, nặng nề lề lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ năng thực hành, chưa tạo được nhiều chương trình liên thông giữa TCCN với cao đẳng và đại học. Năng lực chung của đội ngũ giảng viên, giáo viên của tỉnh còn yếu, năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới còn hạn chế, kỹ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy và tra cứu tài liệu còn yếu, thiếu kinh nghiệp thực tiễn và số lượng giáo viên trong một số ngành nghề đào tạo còn thiếu.

Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh còn nhiều chồng chéo và bất cập. Chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm giáo dục thường xuyên còn thấp. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý đại phương thiếu năng lực quản lý và điều phối các chương trình giáo dục thường xuyên, thiếu giáo viên có trình độ chuẩn vững vàng. Hiện tượng chẩy máu chất xám, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, y bác sỹ, cán bộ công chức, cán bộ kỹ thuật... ra nước ngoài hoặc ra các thành phố có mức sống và cơ hội thăng tiến cao hơn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.

Tình hình trên đặt ra đòi hỏi tỉnh Bình Dương phải có những giải pháp tích cực, hữu hiệu trong việc đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao để đưa Bình Dương phát triển hơn nữa.

77

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 82)