Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 74)

7 Giao thông vận tải 845 430 50 62 812

3.3.3. Nguyên nhân

3.3.3.1. Nguyên nhân của thành tựu

Với mục đích phát triển kinh tế thông qua việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh Bình Dương đã chú trọng thực hiện các chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh Bình Dương tập trung vào những chính sách như:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao mức sống, về cơ bản được tiến hành thông qua giáo dục, đào tạo. Điều này lại càng cấp thiết trong điều kiện thị trường lao động giảm sút do tác động của khủng hoảng kinh tế. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài việc nâng cao thể chất, về thực chất là phát triển giáo dục, đào tạo, mà trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục,

67

đào tạo. Muốn phát triển nền kinh tế tri thức cần đầu tư cho phát triển con người mà cốt lõi là phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đầu tư phát triển nhân tài. Có thể nói, giáo dục, đào tạo là một trong những giải pháp cơ bản nhất để tạo chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời, chất lượng nguồn nhân lực cũng trở thành mục tiêu hàng đầu của giáo dục, đào tạo.

Thứ hai, chính sách thu hút nhân tài

Bình Dương là một trong những tỉnh có chính sách thu hút nhân tài cao nhất cả nước. Tỉnh đặt ra mục tiêu thu hút nhân tài trước, sau đó mới tiến hành phân công công việc cụ thể.

Tỉnh có nhiều chính sách linh hoạt để trọng dụng người tài làm việc trong khu vực công, thể hiện ở 4 nguyên tắc được quán triệt trong chính sách lương thưởng: Một là, có hệ thống lương linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế; Hai là, cố gắng theo kịp biến động của thị trường nhằm giữ chân cán bộ giỏi; Ba là,có khoản thưởng và mức tăng lương theo thành tích; Bốn là, phương thức trả lương cụ thể, rõ ràng.

Bên cạnh đó, để thu hút nhân tài tỉnh còn thành lập 4 trung tâm với nhiều bước hỗ trợ nguồn nhân lực các nơi khác đến đó là: 1) Trung tâm tìm người tài; 2) Trung tâm giúp sinh viên có kỹ năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm; 3) Trung tâm gắn kết với doanh nghiệp và giáo dục; 4) Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng.

Ngoài ra, Bình Dương có chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên tài năng thông qua các đợt tuyển sinh. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên phải cam kết làm việc ít nhất 5 đến 7 năm.

Thứ ba,chú trọng đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, khoa học tự nhiên.

Tỉnh Bình Dương đặt tầm quan trọng vào sự cần thiết của khoa học và công nghệ trong phát triển nguồn nhân lực. Trong đó đặt ra mục tiêu dài hạn cho khoa học và công nghệ phát triển. Để khắc phục thiếu hụt cán bộ khoa học - công nghệ tỉnh đã có chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực này:

68

Một là, tăng số lượng giáo viên trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu thông qua nhiều biện pháp khác nhau, như cấp học bổng cho các giáo viên khoa học và công nghệ cũng như nhiều lợi ích xã hội cho các giáo viên.

Hai là, tăng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trong các ngành khoa học và công nghệ lên 40% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp hằng năm, đồng thời, nhấn mạnh vai trò của tư nhân trong đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ và đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức giáo dục nước ngoài.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ thông qua việc đưa sinh viên ra nước ngoài để đào tạo trên cơ sở học bổng của tỉnh.

Bốn là, hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các các tỉnh, thành phố lân cận và các quốc gia trong khu vực để tạo ra một đội ngũ nhân lực chuyên môn cao có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

- Các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là một trong những thuận lợi để Bình Dương mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác trong nước và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và nhân lực của tỉnh. Tuy nhiên, vị trí nằm quá gần trung tâm kinh tế -chính trị cũng khiến Bình Dương gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định và vững chắc. Tốc độ GDP bình quân 5 năm gần đây ở mức cao so với mức tăng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá. Tỷ trọng GDP công nghiệp- xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhanh, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp đã dần ổn định và hoạt động mang lại hiệu quả.

69

- Cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao đã được cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện.

- Tư duy về kinh tế thị trường, về thị trường lao động từng bước được đổi mới theo hướng phát triển nền kinh tế đa thành phần, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng hình thành và phát triển.

- Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế đã được cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của tỉnh, tạo thành hành lang pháp lý thông thoáng cho kinh tế thị trường và thị trường lao động hoạt động ngày càng lành mạnh và có hiệu quả.

- Các cấp, các ngành đã có nhiều đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh cải cách hành chính.

3.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân của các điểm yếu bao gồm cả các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

- Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân người lao động về phát triển nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm còn có hạn chế. Công tác chỉ đạo điều hành về phát triển nhân lực nhân lực CLC đôi khi còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thấp.

- Đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc phát triển nhân lực CLC còn quá phụ thuộc vào các nguồn lực từ ngân sách nhà nước. Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục còn thấp chủ yếu chi cho con người (khoảng 90%). Tỷ lệ chi cho hoạt động chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu thực

70

tiễn giáo dục đặt ra. Hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề của tỉnh thiếu cả về số lượng và cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn.

- Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề, với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này. Việc đầu tư cho các trường THPT bán công còn quá thấp (định mức chi theo đầu học sinh bán công chỉ bằng 60% học sinh công lập).

- Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh còn một số chồng chéo và bất cập, sự phối hợp giữa các sở, ban ngành có liên quan như Sở Lao động – Thương binh – Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, Ban Quản lý khu công nghiệp và các cấp chính quyền địa phương, còn có nhiều điểm cần cải thiện. Chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm giáo dục thường xuyên còn thấp. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý địa phương thiếu năng lực quản lý và điều phối các chương trình giáo dục thường xuyên.

- Bộ phận lực lượng lao động có tâm lý chạy theo bằng cấp nên tập trung thi và vào học tại các trường đại học sau khi đã tốt nghiệp phổ thông. Một số lao động sau khi tốt nghiệp đại học ra trường đã không tìm được việc làm theo đúng ngành nghề đã học nên gây ra tình trạng vừa thừa lao động vừa thiếu lao động kỹ thuật.

- Việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực còn dàn trải, lãng phí. Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho phát triển các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá, thể thao, bảo vệ môi trường,…còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hướng dẫn của Trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá, cá biệt có chính sách qua thực hiện bộc lộ những bất hợp lý nhưng chưa được

71

sửa đổi kịp thời, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.

- Thể chế kinh tế thị trường đã hình thành nhưng còn mới; cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện; chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; hệ thống pháp luật lao động chưa hoàn thiện.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)