Tình hình kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 46)

39

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, năm 2014 đầu tư trong nước có 2.754 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới và 1.230 doanh nghiệp tăng vốn 21.010 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài 2 tỷ 589 triệu đô la Mỹ, gồm 96 dự án mới với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 568 triệu đô la Mỹ và 107 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng 1 tỷ 021 triệu đô la Mỹ. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 108.941 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ, so với tháng trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện đạt 5.702 tỷ đồng, tăng 1,2%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,51%, thu ngân sách 19.500 tỷ đồng, đạt 72,2% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, trong đó thu nội địa đạt 13.500 tỷ đồng, thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 6.000 tỷ đồng. Tổng vốn huy động tín dụng ước đạt 71,206 tỷ đồng, tăng 1,19% so với năm 2014, tăng 24,1% so với 2011, dư nợ cho vay đạt 52.390 tỷ đồng, tăng 2,6% so với 2014, tỷ lệ nợ xấu khoảng 1.368 tỷ đồng, chiếm 2,51%.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2012, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%.

Hiện nay, Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư, địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh. Tuy nhiên các doanh nghiệp ở Bình Dương đang đứng trước tình trạng thừa lao

40

động phổ thông, thiếu lao động chất lượng, nhất là doanh nghiệp trong nghành công nghiệp điện, điện tử, cơ khí… Trong khi các doanh nghiệp đang thiếu lao động có tay nghề cao, có kỹ thuật và được đào tạo hệ thống, thì lực lượng lao động trong tỉnh lại quá yếu và thiếu về trình độ tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Vì vậy, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đòi hỏi cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng với nhu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

* Về văn hóa xã hội

Bình Dương có các làng nghề truyền thống, như điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực CLC có tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực CLC ở các làng nghề truyền thống hiện nay đang là vấn đề không chỉ riêng tỉnh Bình Dương và trong các làng nghề truyền thống trong cả nước.

Bên cạnh đó, Bình Dương được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng về du lịch. Các di tích, danh lam như: Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát, Chợ Thủ Dầu Một, Núi Cậu, Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, Chùa Hội Khánh, Nhà tù Phú Lợi, Chiến khu D… Đây là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong những ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)