Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 41)

34

2.1.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử

Đây là phương pháp luận đặc trưng trong các công trình nghiên cứu khoa học đặc biệt là khoa học xã hội, làm cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thực trạng và đưa ra các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương. Để có được kết quả nghiên cứu khách quan, toàn bộ luận văn đã tuân thủ yêu cầu của phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Vì vậy, các số liệu sử dụng trong luận văn gắn liền với logic lịch sử và được đánh giá trên cơ sở duy vật biện chứng.

2.1.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học gắn liền với phương pháp lịch sử - cụ thể:

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phát hiện nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đôi khi chưa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó, phải sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để giữ lại những yếu tố bản chất trong quan hệ lao động của doanh nghiệp, từ đó thấy được vai trò của việc giải quyết quan hệ lao động một cách hài hòa.

Phương pháp trừu tượng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử bởi trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, các quốc gia khác nhau, vấn đề quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế của thành phố. Luận văn vận dụng một cách phù hợp với quan hệ lao động trong các doanh nghiệp tại thành phố.

35

Luận văn sử dụng phương pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của mình, trước hết là để phân tích rõ bản chất của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực CLC trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 41)