2.1.2.1. Phương pháp sử dụng trong chương 1
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này dựa trên những nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp được thu thập từ những tàu liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng những cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ của chương 1 là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, phân tích tổng hợp những tài liệu lý luận có liên quan đến phát triển ngồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực CLC nói riêng. Trên cơ sở khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển nguồn nhân lực CLC theo hướng hiện đại nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
2.1.2.2. Các phương pháp sử dụng trong chương 3
Nhằm làm rõ nội dung của chương 3 là thực trạng phát triển nguồn nhân lực CLC ở Bình Dương, luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong chương này:
Thứ nhất: Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý thông tin.
Để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực CLC nói riêng ở Bình Dương, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập được chủ yếu là số liệu thứ cấp như niêm giám thống kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu và phân tích tình hình phát triển của nguồn nhân lực CLC ở Bình Dương. Từ đó đưa ra những nhận định khách quan, đồng thời đề xuất ra các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực CLC.
36
Trên cơ sơ các thông tin thu thập được kết hợp với quá trình phân tích thông tin, luận văn so sánh những tiêu chí của phát triển nguồn nhân lực CLC với một số tỉnh thành khác, so sánh giữa các giai đoạn phát triển trong nội bộ Bình Dương để từ đó có những nhận xét khách quan, khái quát quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC ở Bình Dương.
2.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong chương 4
Chương 4 của luận văn tập trung tìm ra những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Bình Dương trong những năm tới, vì vậy trong chương này luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp kết hợp với phương dự báo.
Trên cơ sở nhận thức quan điểm, đường lối chung của Đảng về phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực CLC, luận văn phân tích những đặc điểm riêng có của Bình Dương để tìm ra cách vận dụng sáng tạo nguồn nhân lực CLC trong tiến trình CNH, HĐH. Luận văn cũng dựa trên cơ sở học tập kinh nghiệm phát triển của các địa phương trong cả nước, vận dụng phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại của tỉnh nhằm đưa ra các nhóm giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực CLC trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.