Tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 52)

đào tạo còn rất thấp, chủ yếu còn là lao động phổ thông nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Mặt khác, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động giữa hai khu vực nông thôn và thành thị lại có sự chênh lệch rất lớn.

Bên cạnh đó, giữa 7 đơn vị hành chính cấp thành phố/ thị xã/ huyện của Bình Dương cũng có sự chênh lệch về trình độ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là chênh lệch lớn giữa thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An với các huyện như Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng.

3.2.2. Tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Dương Bình Dương

3.2.2.1. Tình hình phát triển về số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

- Sự gia tăng số lượng lao động trình độ đại học trên tổng số lao động. Sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC được thể hiện ở sự gia tăng số lượng lao động có trình độ đại học trên tổng số lao động. Trong những năm qua lao động bậc đại học ở Bình Dương tăng lên nhanh chóng. Từ 13.822 người năm 2010 lên 33.124 năm 2013 ( chiếm 3,3% lực lượng lao động), trong đó, lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 31.601 và sau đại học là 1.523. Như vậy từ năm 2010 đến 2013, lao động bậc đại học ở Bình Dương tăng 19.302 người/ năm. Như vậy tốc độ gia tăng hàng năm của lao động có trình độ đại học là rất cao. Mặc dù vậy, so với tỷ trọng lực lượng lao động thì con số này còn thấp.

Như vậy, trong những năm gần đây, mặc dù số lượng nguồn nhân lực trình độ đại học ở Bình Dương có sự gia tăng nhanh chóng những vẫn chiếm một tỷ lệ rất ít trong tổng lực lượng lao động. Đây là một tỷ lệ còn ở khoảng cách rất xa so với yêu cầu về phát triển số lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học để đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH của tỉnh.

- Sự gia tăng chỉ số sinh viên trên một vạn dân

Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, năm 2010 Bình Dương có 241 sinh viên/ vạn dân; năm 2012 là 274 sinh viên/ vạn dân; năm 2013 là 289 sinh viên/ vạn dân.

45

Bảng 3.5: Tỷ lệ sinh viên/ vạn dân của tỉnh Bình Dƣơng

Năm 2010 2011 2012 2013

SV/ vạn dân 247 256 274 289

Nguồn: Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương năm 2013

Mặc dù trong những năm qua Bình Dương có sự gia tăng tỷ lên sinh viên/ vạn dân tương đối cao nhưng tỷ lệ này vẫn thấp so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giống như thực trạng nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam nói chung thì Bình Dương cũng đang trong tình trạng thiếu cả “ thầy” và “ thợ ” cho nhu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại.

- Nguồn hình thành nhân lực trình độ đại học

Sự gia tăng số lượng nhân lực trình độ đại học phụ thuộc rất lớn vào số lượng sinh viên, quy mô tuyển mới và sinh viên tốt nghiệp hàng năm.

Bảng 3.6: Số lƣợng sinh viên, quy mô tuyển mới và tốt nghiệp đại học – cao đẳng hàng năm

Đơn vị: Nghìn người

STT Năm Tổng số SV Tuyển mới Tốt nghiệp

1 2010 8.146 2.908 1.569

2 2011 9.974 4.200 1.840

3 2012 10.632 2.413 2.219

4 2013 10.840 2.651 2.387

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2013

Năm 2013, tổng số sinh viên của Bình Dương là 8.146, trong đó có 2.651 nghìn sinh viên tuyển mới và 2.387 nghìn sinh viên tốt nghiệp. So với năm 2010, số lượng sinh viên tăng lên 2.694 nghìn sinh viên, tốc độ tăng trung bình là 13%/năm. Mặc dù số lượng sinh viên tuyển mới hàng năm là khá cao, tăng đột biến là năm 2011 với 4.200 nghìn sinh viên nhưng con số này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân. Đây cũng là một trong những thách thức rất lớn trong việc gia tăng nguồn nhân lực CLC phục vụ quá trình CNH, HĐH của tỉnh Bình Dương.

46

3.2.2.2. Tình hình phát triển về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm dùng để chỉ những người lao động cụ thể có trình độ lành nghề về chuyên môn kỹ thuật theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn kỹ thuật nhất định (lao động lành nghề, cao đẳng, đại học, trên đại học). Đó là những con người phát triển cả về thể lực và trí lực. Nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao chính là nói đến chất lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học và chất lượng của lao động kỹ thuật lành nghề.

Trình độ chuyên môn kĩ thuật của một số đối tượng đặc thù là nguồn nhân lực chất lượng cao

- Đội ngũ cán bộ - công chức - viên chức

Tính đến năm 2013, toàn tỉnh Bình Dương có trên 31 nghìn cán bộ, công chức, viên chức.

Trong đó, số cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước là 1.994 người, bao gồm 7 tiến sỹ (năm 2012 có 6 tiến sỹ), 129 thạc sỹ (năm 2012 có 67 thạc sỹ), 768 đại học (năm 2012 có 642 đại học), 5 cao đẳng (năm 2012 có 5 người). Có 260 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên, 472 trung cấp chính trị.

Số lãnh đạo cấp tỉnh, Sở, huyện là 317 người, với cơ cấu trình độ là 6 tiến sỹ (năm 2012 có 5 tiến sỹ), 57 thạc sỹ (năm 2012 có 32 thạc sỹ) và 254 đại học (năm 2005 có 235 đại học). Số cán bộ cấp tỉnh có trình độ chuyên môn trên đại học chiếm 15,7%; đại học là 82,8%; cao đẳng, trung cấp là 1,4%; trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 54,0%, trung cấp là 44,9%. Cán bộ cấp huyện có trình độ chuyên môn trên đại học là 16,3%; đại học chiếm 73,1%; cao đẳng, trung cấp chiếm 10,6%. Trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 55,7%; trung cấp chiếm 36,8%.

Số cán bộ, công chức cấp xã là 4.766 người, bao gồm 550 người có trình độ đại học, 339 người có trình độ cao đẳng, 2.501 trung cấp và trình độ khác là 1.376 người. Có 32 người trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên, 650 trung

47

cấp chính trị và 524 sơ cấp. Cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn trên đại học chiếm 0,1%; đại học chiếm 22,7%; cao đẳng, trung cấp chiếm 76,6%. Trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 1,1%; trung cấp chiếm 92,5%.

Năm 2013, tổng số viên chức của tỉnh Bình Dương là khoảng 30.000 người, trong đó số viên chức ngành đào tạo tạo là 24.066 người, y tế là 4.856 người, và số còn lại là thuộc các ngành văn hóa - thể dục - thể thao. Về trình độ chuyên môn, lực lượng viên chức có 16 tiến sỹ, 548 thạc sỹ, 9.917 đại học.

Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã cơ bản được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nhìn chung, số công chức, viên chức có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ ngày càng tăng, năm 2013 đạt tỷ lệ 2,73% so với năm 2009 là 1,91%. Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ kế cận là tương đối hợp lý và có tính kế thừa. Trong 5 năm thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ khoa học nói chung của tỉnh được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tiễn, đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Bình Dương vẫn còn một số điểm cần khắc phục như sau:

- Năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa tương xứng với trình độ đào tạo.

- Công tác tuyển dụng nói chung và công tác tuyển dụng viên chức sự nghiệp nói riêng vẫn còn có những bất cập, việc thi tuyển viên chức sự nghiệp còn phân tán, hình thức, gây lãng phí. Công tác đánh giá và quản lý cán bộ vẫn là khâu hạn chế, việc đánh giá cán bộ còn chung chung, thiếu cụ thể, thiếu khoa học. Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ còn bộc lộ không ít những hạn chế, khuyết điểm. Một số nơi việc đánh giá cán bộ trong quá trình quy hoạch chưa chú trọng rà soát chuẩn bị nguồn, chưa thực sự phát huy dân chủ, chủ yếu vẫn

48

dựa vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm nên có hiện tượng co kéo, vận động thiếu lành mạnh.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy đã đã được rất nhiều thành tích đáng ghi nhân, nhưng còn chưa thật sự gắn với quy hoạch cán bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là đào tạo cán bộ cơ sở. Có tình trạng quá coi trọng bằng cấp (đặc biệt là đào tạo cao học) và đào tạo chưa đúng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của thực tiễn. Một số ngành rất cần thiết như tài chính, đầu tư, luật... chưa có đủ cán bộ có trình độ trình độ trên đại học. Theo đánh giá chung, cán bộ, công chức Bình Dương, đặc biệt ở cấp huyện, còn cần phải cải thiện nhiều về trình độ ngoại ngữ. Trong bối cảnh hội nhập và tăng cường thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài, việc gia tăng trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức là một yêu cầu cấp bách.

- Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế bất cập do hình thành từ nhiều nguồn, cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực lãnh đạo của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Độ tuổi bình quân còn cao, phần lớn cán bộ lần đầu tham gia giữ chức vụ chủ chốt có tuổi đời cao hơn so với quy định. Hiện tại số cán bộ có độ tuổi từ 46 trở lên khá cao (chiếm tới 61,6%). Nhiều cán bộ chưa đạt chuẩn chức danh; còn 9,4% số cán bộ chưa học hết THPT; 49,9% chưa qua đào tạo để có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 25% chưa học trung cấp lý luận chính trị; 39,5% chưa học qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Số cán bộ biết sử dụng công nghệ thông tin còn thấp.

- Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn – kỹ thuật

Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn – kĩ thuật ở tỉnh Bình Dương trong những năm qua có xu hướng gia tăng, tỷ lệ qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động đã tăng từ 26,6% năm 2009 lên 50% năm 2013, trong đó: tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng từ 30,9% lên 37,3%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 0,9% lên 2,1%. Bình quân hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 3%/năm. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói

49

chung của lực lượng lao động tỉnh Bình Dương cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ đại học trở lên chiếm 3,37% năm 2009 và ngày càng có xu hướng tăng. [ 17;32]

Cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân lực còn nhiều bất cập. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học – lao động có trình độ trung cấp, chuyên nghiệp – lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật của Bình Dương năm 2010 là 1: 1,1 : 3,5. Trong khi đó, một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tối ưu nên ở mức 1 - 4 - 10.

- Đội ngũ trí thức

Tổng số trí thức toàn tỉnh Bình Dương tính đến 30/6/2009 là 8.008 người, chiếm 1,9% so với dân số và chiếm 3,81 % so với LLLĐ toàn Tỉnh. Số lượng trí thức là nữ chiếm tỷ lệ khá cao (45%); phần lớn ở độ tuổi dưới 46 (83,1%). Lực lượng trí thức làm việc trong khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ khá cao (81,46%), trong đó lĩnh vực giáo dục đào tạo có tỷ lệ trí thức cao nhất (37,92%), kế đến là khối các cơ quan hành chính nhà nước (17,82%); lĩnh vực y tế, văn hóa - thông tin,... có tỷ lệ trí thức còn khiêm tốn (3,82%, 1,34%); nguồn nhân lực có trình độ từ đại học trở lên ở tuyến xã, phường, thị trấn còn quá ít (1,47%). Số lượng trí thức có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 5,04%. [ 18; 32]

Xét về cơ cấu ngành nghề, phần lớn đội ngũ trí thức tập trung ở các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (44,64%), kế đến là các ngành quản lý kinh tế (18,19%). Một số ngành, lĩnh vực quan trọng của Tỉnh thiếu đội ngũ trí thức: nông, lâm nghiệp (7,40%); khoa học - công nghệ (1,89%); tin học (1,13%); xây dựng (1,02%), y dược (3,07%), quản lý hành chính (2,56%). [18.32]

Số cán bộ trí thức đầu ngành làm công tác nghiên cứu khoa học, chuyên sâu gần như không có; trí thức có trình độ cao về khoa học - công nghệ, ngoại ngữ... còn thiếu; các chuyên gia kỹ thuật chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa còn quá ít.

Comment [s13]: XEM LẠI NGUỒN TRÍCH DẪN

50

Việc phân bổ đội ngũ trí thức còn mất cân đối, tập trung chủ yếu ở cấp tỉnh, huyện, còn ở các xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, nơi rất cần trí thức để chuyển giao khoa học - công nghệ, đổi mới phương thức, tư duy sản xuất, kinh doanh lại có rất ít và không có điều kiện để phát huy năng lực, sở trường.

Trình độ, năng lực của đội ngũ trí thức tuy có được nâng lên nhưng do chưa được đào tạo bài bản cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ, tin học... nên khả năng làm chủ công nghệ mới còn khó khăn; việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào thực tiễn rất lúng túng; tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ chưa ngang tầm, tư duy phản biện còn hạn chế. Bên cạnh đó, một bộ phận trí thức là cán bộ, công chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém, phong cách, lề lối làm việc chậm đổi mới, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân chưa cao đã gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, cho việc tiếp thu công nghệ mới, làm giảm hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước.

Lao động đã qua đào tạo của địa phương cũng có những đặc điểm tâm lý và kỹ năng làm việc khá tương đồng với các tỉnh, thành phố khác như: phần lớn người lao động thích học ĐH, CĐ, nhất là học ở các thành phố lớn và ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp, tâm lý chung còn ngại học nghề. Sinh viên ra trường có kiến thức chuyên môn, cần cù, cầu tiến, tuy nhiên kỹ năng làm việc thường thấp, tâm lý hay thay đổi công việc, thường quan tâm đến thu nhập, lương bổng mà chưa biết xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ, năng lực bản thân, phát triển nghề nghiệp. Người lao động chưa có nhận thức tốt giữa thu nhập thời vụ với thu nhập khi làm việc cho các doanh nghiệp.

3.2.2.3. Tình hình chuyển dịch về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Dương

Thứ nhất, dịch chuyển nguồn nhân lực trình độ đại học theo vùng, khu vực

Tỷ trọng nguồn nhân lực có trình độ đại học trong tỉnh Bình Dương có sự chênh lệch giữa các địa phương, chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông

51

thôn. Nhân lực có trình độ đại học tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị như thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An. Khu vực nông thôn như huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Phu Giao, Tân Uyên đều thấp.

Bảng 3.9: Tỷ lệ nhân lực trình độ đại học theo khu vực thành thành và nông thôn tỉnh Bình Dƣơng

Năm Thành thị Nông thôn

2010 18,04 12,56

2011 17,89 9,89

2012 18,76 10,72

2013 19,79 11,25

Nguồn [9; 27]

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực trình độ đại học theo nghành

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương (Trang 52)