Đối với nhân vật phản diện: + Cách giới thiệu đầy khinh ghét :

Một phần của tài liệu 22 đề kiểm tra ngữ văn 9 (Trang 32)

II- Trong mỗi gia đình Việt Nam, hình ảnh người bà, người mẹ, người chị là những hình ảnh trở nên gần gũi, yêu thương nhất đối với con cháu.

c/ Đối với nhân vật phản diện: + Cách giới thiệu đầy khinh ghét :

+ Cách giới thiệu đầy khinh ghét :

Hỏi tên rằng:”Mã Giám Sinh” Hỏi quê rằng :”Huyện Lâm Thanh cũng gần”

Nhàthơ cũng đã rất nhanh ghi lại cách nĩi năng cộc lốc của Mã ( cũng cĩ thể là của mụ mối).Câu trả lời nhát gừng, khơng cĩ chủ ngữ, khơng thèm thưa gửi chỉ cĩ thể là lời của kẻ vơ học hoặc hợm của , cậy tiền, của kẻ sợ nĩi nhiều lộ cái bịp bợm giả dối.

Với cách giới thiệu lai lịch , tơng tích cũng như qua việc miêu tả ngoại hình , cử chỉ , ngơn ngữ của Mã Giám Sinh, nhà thơ đã lột trần bộ mặt hợm hĩnh, khoe của, bất lịch sự của một tên “buơn người” bịp bợm ,gian ngoa.

+ Dùng bút pháp tả thực :

Khi miêu tả Mã giám Sinh tác giả dùng các từ : nhẵn nhụi, bảnh bao ,xơn xao, cị kè...

Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi , áo quần bảnh bao

Hắn đã ngồi bốn mươi tuổi tuổi đứng đắn , tuổi làm cha , làm ơng mà đi hỏi vợ là hơi lạ ( nhưng ở đây là vợ bé, vợ lẽ -thiếp hay nàng hầu). Cái điều khiến ta nghi ngờ chính là cái “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” của hắn. Cĩ cái gì đĩ làm dáng, làm đỏm quá đáng , kệch cỡm, khoe khoang lộ liễu khơng hợp với lứa tuổi .Ngồi ra, “mày râu nhẵn nhụi”, phải chăng Nguyễn Du muốn nĩi hắn là đàn ơng mà khơng râu là kẻ “vơ nghì” ( kẻ bất nhân , bất nghĩa :đàn ơng khơng râu vơ nghì). Từ “nhẵn nhụi” gợi cảm giác về một sự trơ trẽn , phẳng lì. Aùo quần “bảnh bao” là áo quần trưng diện cũng thiếu tự nhiên..Phủ một lớp hào nhống lên vẻ bên ngồi

của nhân vật, tác giả đã chế giễu, mỉa mai tên buơn người họ Mã. Sự đả kích ấy càng sâu cay hơn khi một người “trạc ngoại tứ tuần” lại tỉa tĩt cơng phu, lại tơ vẽ cho mình ra dáng trẻ.

-Nguyễn Du đã rất nhanh tay ghi lại cái hành động:

Ghế trên ngồi tĩt sỗ sàng

Ghế trên” là ghế ở vị trí quan trọng, dành cho bậc cao niên , bậc huynh trưởng , bậc đáng kính .Thế mà, Mã vừa vào nhà đả nhảy “tĩt” lên ngồi , hắn đã quên rằng mình là kẻ đi hỏi vợ, bản chất con buơn của hắn đã bộc lộ, hắn cho rằng mình là kẻ bề trên , kẻ cĩ tiền , muốn làm gì chẳng đươc. “Tĩt” là hành động rất nhanh nhẹn .Khác với “tĩt vời” là tuyệt vời. Ngồi tĩt là một hành động hết sức bất nhã của Mã Giám Sinh. Mã vơ tình hay cố ý? Đĩ là bản chất thĩi quen hay do sơ suất? Theo dõi Mã từ đầu, biết nguồn gốc của Mã, chúng ta dễ đốn rằng đây là hành động theo thĩi quen của y, thĩi quen của kẻ hạ lưu, vơ học, cậy mình cĩ tiền chẳng coi ai ra gì. Hành động “ngồi tĩt” là quá bất ngờ, quá nhanh, khơng tinh làm sao ghi lại được cái cảnh , hành động ấy của tên họ Mã.

Trong cảnh mua bán :

Về bản chất , Mã Giám Sinh là điển hình của bản chất con buơn lưu manh với đặc tính giả dối, bất nhân và vì tiền..Bản chất bất nhân , vì tiền của Mã Giám Sinh bộc lộ qua cảnh mua bán Thúy Kiều.

+Mã bất nhân trong tâm lí lạnh lùng vơ cảm, xem Kiều như đồ vật hắn “đắn đo” , “cân” ,”thử’, “ép” đủ điều.Bản chất vì tiền của tên họ Mã thẻ hiện trong hành động mặc cả keo kiệt, đê tiện:

Cị kè bớt một thêm hai

Nếu trước đĩ, khi giành “ghế trên”, Mã vộ vàng “ngồi tĩt” thì lúc mua Kiều, hắn lại hết sức chậm rãi, tính tốn chi li, hết “đắn đo”, hết “thử tài” lại “cị kè”, “thêm”,”bớt”. Từ láy “cị kè” đã lột tả chân dung và bản chất con buơn keo kiệt, dìm giá, đầy mánh lới của Mã. Y mặc cả mãi , lâu lắm mới ngã giá chỉ cịn non một nửa theo giá phát ban đầu của mụ mối. Mã xứng là tay mua hàng sành sỏi. Cuối cùng, Mã nĩi vài câu hẹn ước các nghi lễ tiếp theo: nạp thái, vu qui… nhưng thực chất là định ngày đưa người đi (lấy hàng)

Với bút pháp kết hợp giữa kể và tả, bằng một số nét phác họa về mối quan hệ mờ ám, vẻ ngồi chải chuốt, nĩi năng vơ lễ, cử chỉ vơ học,hành động vơ lương, Nguyễn Du đã khắc họa sắc nét hình tượng Mã Giám Sinh, kẻ buơn ngươiø từ ngoại hình, đến tính cách, Mã giám Sinh đã trở thành một điển hình bất hủ cho sự đê tiện, tàn ác.

Qua nhân vật Mã Giám Sinh ,ta càng thấy rõ bút pháp tả thực trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. Nét nào cũng sắc sảo tạo nên tính cách xấu xa, đồi bại của nhân vật Mã Giám Sinh. Chi tiết nghệ thuật nào cũng sống , đằng sau nét vẽ là thái độ khinh bi của nhà thơ đối với con người bạc ác tinh ma này! Bức chân dung phản diện Mã Giám Sinh cĩ giá trị tố cáo hiện thực đặc sắc, lên án bọn buơn thịt bán người vơ nhân đạo, đạo dức giả trong xã hội phong kiến suy tàn.

Một phần của tài liệu 22 đề kiểm tra ngữ văn 9 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w