II- Trong mỗi gia đình Việt Nam, hình ảnh người bà, người mẹ, người chị là những hình ảnh trở nên gần gũi, yêu thương nhất đối với con cháu.
b/ Cách miêu tả đối với nhân vật chính diện (Trong đoạn “Chị em Thúy Kiều” ): +Cách giới thiệu của tác giả đầy trân trọng và ưu ái Khi giới thiệu chị em Thúy Kiều:
+Cách giới thiệu của tác giả đầy trân trọng và ưu ái. Khi giới thiệu chị em Thúy Kiều:
Đầu lịng hai ả Tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
+Khi miêu tả nhân vật chính diện thường là những con người lý tưởng , nên tác giả dùng bút pháp ước lệ , tượng trưng:
Nghĩa là sử dụng những qui ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: trăng , hoa , ngọc, tuyết,….để nĩi về vẻ đẹp con người. Để gợi lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ :
Mai cốt cách , tuyết tinh thần
Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của Thúy Vân được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuơn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tĩc tuyết nhường màu da
Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng ước lệ:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh
Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” – làn nước mùa thu gợn sĩng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đơi mắt trong sáng, lonh lanh, linh hoạt,…Cịn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đơi mày thanh tú trên giương mặt trẻ trung.
Cái tài của Nguyễn Du là tuy sử dụng bút pháp ước lệ nhưng chân dung hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều hiện lên thật sinh động, đa dạng , “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.
Khi miêu tả chân dung nhân vật là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Thúy Vân tạo sự hịa hợp, êm đềm với xung quanh, “mây thua”, “tuyết nhường” nên nàng sẽ cĩ cuộc đời bình lặng, suơn sẻ . Cịn vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho tạo hĩa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị – “hoa ghen”, “liễu hờn” – nên số phận nang phải éo le đau khổ.
-Sự tinh tế của tác giả là khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều, tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nền nổi bật lên chân dung Thúy Kiều. Cĩ thể coi đây là thủ pháp nghệ thuậtï địn bẩy. Nguyễn Du chỉ dành bốn câu để gợi tả Vân, trong khi đĩ dành tới mười hai câu
thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình, cịn vẻ đẹp của Kiều là nhan sắc , tài năng , tâm hồn.
Thúy Vân, Thúy Kiều là những nhân vật chính diện nên khi miêu tả tác giả chủ yếu tác giả dùng bút pháp ước lệ. Vì vẻ đẹp của hai chị em Kiều là vẻ đẹp lí tưởng nên Nguyễn Du đã dùng những khuơn mẫu, ước lệ để diễn tả vẻ đẹp vượt ra ngồi, vượt lên trên khuơn mẫu của tuyệt sắc giai nhân.
-“Chị em Thuý Kiều” là đoạn thơ miêu tả nhân vật vơ cùng đặc sắc trong thơ trung đại, một trong những nét đặc sắc áy là việc sử dụng từ ngữ:
+Cách sử dụng ngơn ngữ để miêu tả hai nhân vật cĩ điểm khác. Với Thuý Vân thì dùng “thua”, “nhường”:
Mây thua nước tĩc, tuyết nhường màu da
Cịn Thuý Kiều thì dùng “ghen”, “hờn”:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
*Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, một vẻ đẹp mà thiên nhiên (mây,tuyết) cũng phải chịu thua, nhường! Nhưng chỉ đến mức ấy thơi, nghĩa là ở trong vịng trời đất , vẫn trong qui luật tự nhiên. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hồ hợp, êm đềm với xung quanh . Vẻ đẹp này báo hiệu tính cách ,số phận cuộc đời sau này của Thuý Vân là một cuộc đời êm ả, bình lặng.
*Vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, khác nhiều với vẻ đẹp trang trọng hiền hồ của Vân. Một vể đẹp đến độ “hoa ghen”, “liễu hờn”. Điều đĩ chứng tỏ nhan sắc Thuý Kiều đã vượt ra ngồi khuơn khổ, ngồi tưởng tượng ,ngồi qui luật tự nhiên. Thiên nhiên ,tạo hố cĩ sự ganh ghét , đố kị , báo hiệu một sự trả thù sau này của trời đất (thiên nhiên) đối với số phậncủa Kiều .Hai từ ghen hờn đã báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ trải qua nhiều tai ương , bất hạnh.
Trong miêu tả, Nguyễn Du đã dự cảm về thân phận mỗi người trong tương lai : Thuý Vân thì êm đềm phẳng lặêng, cịn tương lai Thuý Kiều đầy sĩng giĩ bất trắc.
Thúy Kiều là một nhân vật tuyệt đẹp trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều bằng những vần thơ lục bát đẹp nhất. Ơng đã dành cho nhân vật bao tình cảm yêu mến, trân trọng sâu sắc. Sự kết hợp tài tình bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là ẩn dụ , so sánh, một ngơn ngữ thơ tinh luyện, hàm súc, hình tượng và gợi cảm để vẽ nên bức chân dung mỹ nhân bằng thơ sáng giá nhất trong nền văn học cổ nước nhà. Thúy Kiều hiện lên với bao phẩm chất tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.