Khái niệm cá nhân.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 98)

- Điều kiện chủ quan trong nước:

a. Khái niệm cá nhân.

Cá nhân là cá thể người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là chủ thể lao động của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức do những điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống xã hội quy định.

- Cá nhân là một phạm trù triết học để chỉ một con người cụ thể, tức cá thể người, song không phải mọi cá thể người nào cũng là cá nhân. Cá thể (con người được sinh ra) phải trải qua một giai đoạn để có sự trưởng thành, làm chủ được mọi mặt hoạt động của mình mới trở thành cá nhân. - Cá nhân khác cá tính: cá tính là một trong những vốn có chất lượng của cá nhân, là nội dung riêng biệt của mỗi cá nhân, là cái để phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác.

- Trong cá nhân bao hàm cả nét chung và nét riêng biệt ở mỗi con người. Phạm trù cá nhân đặc trưng cho con người hoàn chỉnh trong sự

thống nhất giữa đặc điểm riêng biệt của mỗi con người và bản chất xã hội chung của cộng đồng người.

b. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

* Là mối quan hệ tất yếu khách quan, là tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội và cá nhân.

- Vì xã hội không phải chỉ là tổng số của các cá nhân độc lập tách rời nhau, mà xã hội bao giờ cũng là sản phẩm của các mối quan hệ giữa người với người giữa các cá nhân với nhau.

- Con người là một loại sinh vật xã hội, mỗi con người trong những mối quan hệ chặt chẽ với người khác (những mối quan hệ xã hội).

* Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ bản chất với nhau.

- Cá nhân là sản phẩm của xã hội.

Mỗi cá nhân ra đời và tồn tại trong những quan hệ xã hội nhất định, nó buộc phải chấp nhận hoặc sống phù hợp với những quan hệ xã hội đó.

- Xã hội bao giờ cũng là môi trường, điều kiện và phương tiện để phát triển cá nhân. Hoàn cảnh xã hội tạo nên con người.

- Không có cá nhân chung chung, trừu tượng cho mọi chế độ xã hội khác nhau, mọi giai đoạn lịch sử khác nhau. Cá nhân bao giờ cũng có tính lịch sử xã hội cụ thể. Sự phát triển của cá nhân chính là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến bộ của xã hội.

- Cá nhân là chủ thể của xã hội.

+ Con người là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng không thụ động trước hoàn cảnh, mà có chủ động trước tác động của hoàn cảnh, tiếp nhận sự tác động đó một cách tự giác có lựa chọn; do đó con người có thể làm chủ đối với hoàn cảnh.

+ Con người có khả năng tác động lại hoàn cảnh, làm thay đổi, cải biên hoàn cảnh và có thể sáng tạo ra hoàn cảnh mới phù hợp với nhu cầu của con người. Chính con người làm nên lịch sử của mình bằng hoạt động thực tiễn của chính mình. Cá nhân có vai trò thúc đẩy xã hội phát triển.

* Cơ sở của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là quan hệ lợi ích.

- Lợi ích là phương thức để thực hiện các nhu cầu của xã hội và của cá nhân, nó là nhân tố bên trong, là động lực trực tiếp tạo nên sự phát triển của xã hội và cá nhân, là đòn bẩy kích thích sự sáng tạo của cá nhân.

- Do lợi ích và thông qua việc thực hiện lợi ích mà các cá nhân mới tập hợp liên kết lại với nhau có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành xã hội.

- Mối quan hệ bản chất giữa cá nhân và xã hội chỉ có thể được thực hiện đầy đủ và tốt đẹp khi quan hệ lợi ích mỗi bên được giải quyết một cách hài hoà. Tuỳ theo trình độ phát triển của nền kinh tế và tính chất của chế độ xã hội mà mối quan hệ đó được xem xét giải quyết khác nhau và được thể hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w