Nguyên nhân và kết quả.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 40)

Nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định. Còn kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau.

* Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện.

- Nguyên cớ là sự kiện nào đó xảy ra trước kết quả, nhưng không sinh ra kết quả, có liên quan đến kết quả nhưng là liên quan bên ngoài.

- Điều kiện không sinh ra kết quả, nhưng lại không thể thiếu cho sự xuất hiện kết quả; điều kiện hướng trực tiếp đến nguyên nhân, quyết định phương thức tác động của nguyên nhân.

* Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả:

- Tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan

của bản thân các sự vật nó tồn tại ngoài ý muốn con người, không lệ thuộc vào con người có nhận thức được nó hay không.

- Tính phổ biến: Tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã

hội đều được gây nên bởi những nguyên nhân nhất định. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân gây ra. Chỉ có điều nguyên nhân ấy được phát hiện hay chưa được phát hiện. Đây là nội dung cơ bản của nguyên tắc quyết định luận trong nhận thức khoa học.

- Tính tất yếu: Một nguyên nhân nhất định trong những hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định.

Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chung gây nên cũng càng ít khác nhau bấy nhiêu.

b. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.* Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. * Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

- Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, nguyên nhân là cái sinh ra kết quả. Kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu có tác động.

- Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, một kết quả có thể được gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng le hay tác động cùng một lúc.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w