Khái quát nội dung quy luật.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 64)

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

b. Khái quát nội dung quy luật.

LLSX và QHSX là hai mặt của một phương thức sản xuất tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo nên sự vận động biến đổi thay thế nhau của các phương thức sản xuất, trong đó LLSX là yếu tố quyết định, còn QHSX có vai trò tác động trở lại LLSX.

Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX nó sẽ thúc đẩy LLSX phát triển, ngược lại không phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.

* Tính chất và trình độ của LLSX.

- Tính chất của LLSX: Là nói đến tính chất tư liệu sản xuất và lao động, nó mang tính chất cá nhân hay xã hội hoá của tư liệu sản xuất và lao động.

- Trình độ LLSX: Là năng lực trinh phục thế giới cải tạo hiện thực của con người gồm: (trình độ công cụ lao động xã hội của kỹ thuật; trình độ tổ chức phân công lao động xã hội; trình độ kinh nghiệm; kỹ năng người lao động).

- Tính chất và trình độ là hai mặt không thể tách dời của LLSX, một tình trạng nhất định của LLSX nói lên cả tính chất và trình độ, song trình độ nó quyết định tính chất.

* Vai trò quyết định của LLSX và QHSX. - Vì sao LLSX có vai trò quyết định QHSX?

+ LLSX là nội dung của quá trình sản xuất, còn QHSX là hình thức xã hội của quá trình đó.

+ LLSX là yếu tố năng động cách mạng hơn so với QHSX, LLSX phát triển bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người và nhu cầu trực tiếp của người lao động trong quá trình sản xuất vật

chất. Mặt khác LLSX luôn có tính kế thừa qua các thế hệ thời đại, còn QHSX nó ổn định hơn vì nó gắn với chế độ xã hội và lợi ích giai cấp thống trị.

+ LLSX có tính năng động cách mạng dẫn tới mâu thuẫn (giữa cái thường xuyên biến đổi với cái tương đối ổn định) làm phá vỡ QHSX cũ hình thành QHSX mới, phù hợp mở đường cho LLSX phát triển (trong xã hội có giai cấp nó biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giai cấp).

- Biểu hiện quyết định của LLSX với QHSX:

+ Tính chất, trình độ của LLSX như thế nào thì đòi hỏi QHSX tương ứng như thế.

+ LLSX quyết định sự ra đời, quá trình biến đổi của QHSX.

+ Trong thời kỳ quá độ giữa các phương thức kế tiếp nhau, sự đa dạng của nhiều tính chất, trình độ LLSX khác nhau sẽ có nhiều hình thức sở hữu tương ứng.

* Sự tác động trở lại của QHSX với LLSX.

- Vì sao tác động trở lại ?

+ QHSX là hình thức xã hội của LLSX nên bao giờ nó cũng tác động trở lại LLSX. Sự tác động trở lại của QHSX bao giờ cũng thông qua ý thức chủ quan của con người và các quy luật kinh tế.

+ QHSX quy định mục đích nền sản xuất và thể hiện lợi ích kinh tế của người lao động, thông qua đó mà tác động trở lại LLSX theo hai chiều hướng khác nhau. Khi phù hợp giữa QHSX và LLSX nó sẽ thúc đẩy QHSX phát triển và ngược lại không phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.

+ Trong xã hội có giai cấp, sự tác động của QHSX với LLSX bao giờ cũng thông qua lăng kính của giai cấp thống trị và kiến trúc thượng tầng.

- Biểu hiện sự tác động của QHSX với LLSX khi QHSX phù hợp tính chất, trình độ LLSX:

+ Sự phù hợp là sự kết hợp đúng đắn giữa các mặt, các yếu tố cấu thành QHSX với các mặt, các yếu tố cấu thành LLSX.

+ LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy, QHSX bao giờ cũng là của một LLSX nhất định, vượt trước hay tụt sau đều là không phù hợp.

+ Sự phù hợp QHSX với LLSX là sự phù hợp biện chứng giữa hai mặt đối lập trong một mâu thuẫn, không tuyệt đối, nó là quá trình biện chứng trong lịch sử phát triển của phương thức sản xuất. Vì vậy mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX luôn luôn được tái tạo trong sự lặp lại có tính quy luật của quá trình sản xuất vật chất. Quy luật này là quy luật xã hội, việc phát hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người.

+ Biểu hiện sự phù hợp giữa QHSX với LLSX là sản xuất phát triển, năng suất lao động không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của người lao động phong phú, người lao động hăng hái nhiệt tình, xã hội ổn định phát triển.

+ Tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp là hệ thống các tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội. Trong đó tốc độ phát triển năng suất chất lượng hiệu quả là những tiêu chuẩn cơ bản quan trọng nhất.

c. Sự vận hành của quy luật này trong lịch sử xã hội.

- Đây là quy luật cơ bản nhất, phổ biến nhất, nó tác động trong toàn bộ lịch sử nhân loại, nó thể hiện sự vận động nội tại của phương thức

sản xuất và biểu hiện tính tất yếu của việc thay thế các phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Nó tác động cung các quy luật kinh tế - xã hội khác và được biểu hiện cả tầm vĩ mô và vi mô của sản xuất.

- Đây là quy luật xã hội, việc phát hiện và giải quyết sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX phụ thuộc nhân tố chủ quan của con người. Trong xã hội có giai cấp nó phụ thuộc vào quan hệ giai cấp và trong đấu tranh giai cấp.

3. ý nghĩa phương pháp luận:

Xem xét và cải tạo xã hội phải nghiên cứu nắm vững quy luật này; đi từ giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX gắn với thực tiễn hoạt động của con người. Khi vận dụng quy luật này phải gắn với hệ thống các quy luật đang vận hành trong xã hội, chống chủ quan duy ý chí.

* Vận dụng của Đảng ta:

- Những hạn chế về nhận thức và sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển LLSX trước Đại hội VI…

Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và KTTT 1. Cơ sở hạ tầng và KTTT.

a. Cơ sở hạ tầng: Là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thànhcơ cấu kinh tế của một HTKTXH nhất định. cơ cấu kinh tế của một HTKTXH nhất định.

- Cơ sở hạ tầng hình thành một cách khách quan trong quá trình sản

xuất vật chất của xã hội.

- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ các QHSX trong một thể thống nhất, chứ không phải là tổng số các QHSX độc lập tách rời.

- Trong cơ sở hạ tầng có QHSX trung tâm đại biểu cho bản chất xã hội của nền sản xuất, nó chi phối các QHSX khác; nó được xác nhận

- Trong HTKTXH phát triển thì QHSX tàn dư và QHSX mầm mống có vị trí vai trò không đáng kể. ở giai đoạn quá độ thì QHSX tàn dư và mầm mống có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

- Trong xã hội có giai cấp thì tính chất của sự đối kháng giai cấp và xung đột giai cấp bắt nguồn từ trong cơ sở hạ tầng.

b. KTTT: Là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, đạođức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học với những tổ chức thiết chế tương đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học với những tổ chức thiết chế tương ứng các quan điểm đó được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

- Đó là toàn bộ những quan hệ tinh thần được gộp vào trong ý thức xã hội, được cụ thể hoá thành các hình thái ý thức xã hội và được vật chất hoá thành các tổ chức xã hội. Tương ứng với mỗi quan điểm tư tưởng nhất định là một loại tổ chức nhất định để thực hiện nó.

- KTTT là sự phản ánh của cơ sở hạ tầng, các bộ phận của KTTT có đặc điểm và quy luật phát triển riêng, nhưng có tác động lẫn nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng phản ánh cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vai trò của chúng không giống nhau; trong xã hội có giai cấp bộ phận KTTT chính trị, pháp quyền, nhà nước, là cơ quan quyền lực mạnh nhất của giai cấp.

- Trong xã hội có giai cấp đối kháng, tính chất đối kháng của KTTT phản ánh tính chất đối kháng của cơ sở hạ tầng.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và KTTT.

Cơ sở hạ tầng và KTTT là hai mặt thống nhất biện chứng trong một HTKTXH tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định KTTT, KTTT tác động to lớn trở lại cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w