Chủ nghĩa DVBC:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 50)

- Phân loại nguyên nhân:

b. Chủ nghĩa DVBC:

Bản chất của nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong óc người một cách tích cực, tự giác thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhận thức là một quá trình biện chứng phức tạp.

* Quá trình nhận thức là quá trình tác động qua lại, quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể nhận thức.

- Chủ thể nhận thức là những con người xã hội, thành viên của xã hội, của những cộng đồng xã hội nhất định như một dân tộc, một giai

cấp, một tập thể xác định nào đó, đang tham gia vào các quan hệ xã hội, là tổng hoà các quan hệ xã hội.

- Khách thể nhận thức là một bộ phận, một lĩnh vực nào đó của thế giới khách quan, là nơi mà chủ thể hướng vào đó để nhận thức và cải tạo.

- Trong hoạt động nhận thức không có chủ thể tồn tại thiếu khách quan và ngược lại không có khách thể nào tồn tại lại thiếu chủ thể. Sự phát triển của chủ thể và khách thể theo mức độ tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, trong đó khách thể quyết định chủ thể, chủ thể có tác động tích cực trở lại đối với khách thể.

+ Vai trò quyết định của khách thể đối với chủ thể về hình ảnh khách thể, nội dung nhận thức của chủ thể.

+ Chủ thể tác động tích cực trở lại khách thể đó là sự phản ánh mang tính tích cực, sáng tạo, đi sâu vào bản chất, quy luật của khách thể và thông qua hoạt động thực tiễn để cải tạo khách thể.

* Quá trình nhận thức của con người là quá trình biện chứng phức tạp, xuất phát từ sự vận động phong phú, phức tạp của thế giới vật chất. Quá trình đó dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập đối với cảm giác tư duy và ý thức của con người.

- Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc không có gì là không thể biết. Chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết, nhưng trong tương lai con người sẽ biết được.

- Ba là, nhận thức là một quá trình biện chứng tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi tư duy trừu tượng trở về hoạt động thực tiễn.

- Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn.

2. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w