Nội dung của nguyên lý:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 26)

Mọi SVHT của thế giới đều tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, thông qua các mối liên hệ và quan hệ chằng chịt giữa chúng với nhau, ràng buộc và tác động lẫn nhau. Không có SVHT nào tồn tại một cách cô lập, tách rời với các SVHT khác.

(Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến nhất quy định sự tồn tại và phát triển của các SVHT; không đi vào các mối liên hệ, quan hệ cụ thể như các khoa học khác).

* Liên hệ là gì?

Liên hệ là một phạm trù triết học chỉ sự nương tựa, phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền đề cho nhau và quy định lẫn nhau của các SVHT.

- Liên hệ là một đặc trưng của thế giới khách quan. Thế giới là một chỉnh thể thống nhất ở tính vật chất và tính biện chứng.

- Liên hệ là cơ sở tồn tại của sự vật, khi các mối liên hệ thay đổi thì sự vật cũng thay đổi.

- Liên hệ không đồng nhất với quan hệ, quan hệ rộng hơn liên hệ.

* Đặc trưng của sự liên hệ:

- Tính khách quan của liên hệ: Đó là những mối liên hệ hiện thực của bản thân thế giới vật chất, nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới và tính thống nhất biện chứng trong thế giới vật chất.

- Tính phổ biến của liên hệ: Mối liên hệ phổ biến thể hiện trên tất cả các lĩnh vực (tự nhiên, xã hội, tư duy; trong các SVHT, các quá trình phát triển của SVHT; trong các mặt; các yếu tố của mỗi SVHT.

- Tính phong phú về phạm vi, cấp độ, vai trò, tính chất của các mối liên hệ đối với sự tồn tại và phát triển của SVHT.

- Mối liên hệ của các SVHT luôn ở trạng thái vận động và chuyển hoá lẫn nhau, nhờ đó mà sự phát triển không ngừng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w