Cơ sở hạ tầng quyết định KTTT.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 68)

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

a.Cơ sở hạ tầng quyết định KTTT.

- Vì cơ sở hạ tầng là những quan hệ kinh tế khách quan, còn những quan hệ KTTT là những quan hệ tư tưởng nảy sinh từ những quan hệ kinh tế, do đó cơ sở hạ tầng quyết định KTTT.

- Cơ sở hạ tầng quyết định tính chất của KTTT, còn KTTT là sự phản ánh tính chất xã hội, giai cấp của cơ sở hạ tầng (cả ý thức tư tưởng chính trị và cơ cấu tổ chức).

- Cơ sở hạ tầng quyết định cơ cấu tổ chức và những nội dung cơ bản của quan điểm tư tưởng trong KTTT.

- Quyết định sự vận động biến đổi, phát triển, thay thế lẫn nhau của KTTT, đặc biệt khi cơ sở hạ tầng cũ được thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới thì KTTT thay đổi theo một cách căn bản.

b. KTTT tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng.

- Vì KTTT có tính độc lập tương đối không phụ thuộc máy móc vào cơ sở hạ tầng, KTTT phản ánh cơ sở hạ tầng một cách tích cực, sáng tạo, nhằm cải tạo cơ sở hạ tầng. Mặt khác KTTT còn có sức mạnh vật chất qua đó tác động trở lại cơ sở hạ tầng.

- Với vai trò chức năng chính trị - xã hội, KTTT bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó, thông qua bộ máy quyền lực nhà nước, công cụ bạo lực.

- Khi KTTT được thiết lập phù hợp với cơ sở hạ tầng thì thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển phù hợp với những quy luật kinh tế khách quan.

- Khi KTTT không phù hợp với cơ sở hạ tầng thì nó kìm hãm sự vận động phát triển của cơ sở hạ tầng (sự kìm hãm chỉ có tính chất tương đối trong một giới hạn nhất định).

Tất cả các bộ phận của KTTT đều tác động trở lại các bộ phận của cơ sở hạ tầng; nhưng vai trò từng bộ phận không ngang bằng nhau (hệ tư tưởng chính trị, bộ máy Đảng, nhà nước có vai trò to lớn nhất).

c. ý nghĩa phương pháp luận

- Trong hoạt động thực tiễn cải tạo và xây dựng KTTT phải xuất phát từ thực trạng và yêu cầu củng cố phát triển cơ sở hạ tầng. Chống chủ quan duy ý chí trong việc thiết lập KTTT.

- Mặc dù cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định KTTT, nhưng cần phải thấy rõ vai trò tác động to lớn của KTTT với cơ sở hạ tầng, do vậy phải chống quan điểm tuyệt đối hoá cơ sở hạ tầng (duy vật kinh tế).

* Giải quyết mối quan hệ cơ sở hạ tầng với KTTT là cơ sở khoa học để giải quyết mối quan hệ kinh tế với chính trị.

Trong đó xác định kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị có tác động to lớn trở lại kinh tế, thông qua việc hoạch định con đường, biện pháp để phát triển kinh tế (nếu không có đường lối chính trị đúng thì kinh tế không thể phát triển được).

- Kinh tế quyết định chính trị và kinh tế là nội dung vật chất của chính trị, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế.

Cơ sở kinh tế với tính chất là kết cấu hiện thực sản sinh ra hệ thống chính trị tương ứng. Do đó sự biến đổi căn bản của kinh tế sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản của chính trị.

- Chính trị tác động trở lại kinh tế được biểu hiện trên hai phương diện:

+ Về phương diện nhận thức: chính trị phải được giữ vị trí ưu tiên trong việc hoạch định đường lối, chính sách, phương hướng phát triển kinh tế phù hợp với quy luật khách quan.

+ Về hoạt động thực tiễn: Hệ thống chính trị được biểu hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước quyết định năng lực hiện thức hoá những tất yếu kinh tế. Mặt khác sau khi giành chính quyền, bất cứ giai cấp nào thống trị xã hội đều phải tổ chức quản lý xã hội phát triển kinh tế để giữ vững địa vị thống trị kinh tế với toàn xã hội. Kinh tế mạnh mới tạo điều kiện vật chất để giữ vững địa vị thống trị của giai cấp đó.

d. Vận dụng của Đảng ta trong hoạch định đường lối đổi mới 20năm. năm.

* Kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái:

sự phát triển của các HTKTXH là một quá trình lịch sử tự nhiên 1. Hình thái kinh tế - xã hội

HTKTXH là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và một kiểu KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.

Các yếu tố hợp thành HTKTXH có mối quan hệ và tác động lẫn nhau theo những quy luật khách quan vốn có của nó. Trước hết và cơ bản là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX; quy luật cơ sở hạ tầng quyết định KTTT; quy luật đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp và các quy luật kinh tế xã hội khác. Sự vận động của các quy luật đã tạo ra sự vận động phát triển liên tục, kế tiếp nhau của HTKTXH trong lịch sử.

a. Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người thực chất là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất, là sự biến đổi và tiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất và do đó kéo theo sự thay thế lẫn nhau của các quan hệ sản xuất, các phương thức sản xuất. Nhưng phương thức sản xuất thay đổi kéo theo toàn bộ trật tự xã hội thay đổi tức là sự thay thế của các HTKTXH từ thấp đến cao.

b. Sự thay thế nhau của các HTKTXH tuân theo những quy luậtkhách quan vốn có của nó: khách quan vốn có của nó:

- Xã hội là một bộ đặc thù trong giới tự nhiên; sự vận động của xã hội là hình thức vận động cao nhất của vật chất nó theo quy luật khách quan vốn có của nó. Động lực phát triển của nó nằm ngay trong lòng xã hội, đó là sự vận động của các mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất; giữa cơ sở hạ tầng với KTTT; mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.

Quy luật khách quan của xã hội là quy luật nội tại của xã hội, do hoạt động của con người mà có, nó không phải từ bên ngoài đưa vào cũng không phải là sự thể hiện, vận dụng của quy luật tự nhiên vào xã hội. Do đó sự tác động vào quy luật, sự vận dụng quy luật phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người thông qua nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

- Tóm lại, sự phát triển của các HTKTXH là một quá trình lịch sử tự nhiên, nghĩa là mỗi HTKTXH đều có sự ra đời, phát triển và kết thúc, nằm trong sự vận động, phát triển liên tục của xã hội loài người.

Đó cũng là quá trình của lịch sử tuân theo những quy luật vốn có của lịch sử; song quy luật đó làm cho lịch sử phát triển tự nhiên vốn có, không phụ thuộc vào một lực lượng siêu tự nhiên nào.

3. Vấn đề bỏ qua một vài chế độ xã hội để tiến lên một chế độ xãhội cao hơn. hội cao hơn.

- Lịch sử phát triển của xã hội loài người theo một trình tự đến nay đã xuất hiện HTKTXH thứ 5. ở mỗi HTKTXH đều có sự ra đời, phát triển, tiêu vong của một HTKTXH đều tuân theo sự vận động khách quan của các quy luật xã hội.

- Các quy luật khách quan của xã hội vận động đều có sự tác động chủ quan của con người thông qua nhận thức và hoạt động thực tiễn của họ. Chính vì vậy việc thúc đẩy một HTKTXH phát triển nhanh; hoặc trong điều kiện nhất định ở một nước nào đó việc bỏ qua một hay vài HTKTXH tiến thẳng lên HTKTXH cao hơn không trải qua bước đi tuần tự với những điều kiện sau:

+ Trên thế giới phương thức định bỏ qua đã trở nên lỗi thời lạc hậu, phương thức sản xuất mới cao hơn đã xuất hiện và tỏ rõ tính ưu việt của nó.

+ Trong nước lực lượng xã hội tiên tiến có khả năng lãnh đạo cách mạng tiến lên phương thức sản xuất cao hơn.

* Trong thời đại hiện nay các nước chậm phát triển về kinh tế có thể bỏ qua chế độ TBCN tiến thắng lên CNXH.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 68)