- Phân loại nguyên nhân:
a. Khái niệm
- Tất nhiên là phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bảnbên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái không phải do bản thân kết cấucủa sự vật mà do các nguyên nhân bên ngoài quyết định, do đó có thể của sự vật mà do các nguyên nhân bên ngoài quyết định, do đó có thể xảy ra, có thể không xảy ra, có thể xảy ra như thế nào, cũng có thể xảy ra như thế khác.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người. Tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật, ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển ấy, có thể làm cho sự phát triển ấy diễn ra nhanh hoặc chậm.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt tồn tại thống nhất hữu cơ với nhau. Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên, thông qua ngẫu nhiên biểu hiện ra. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ xung cho tất nhiên.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại ở trạng thái thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng chuyển hoá lẫn nhau, danh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối.
c. ý nghĩa phương pháp luận.
- Trong hoạt động thực tiễn cải tạo SVHT ta cần dựa vào cái tất nhiên, chứ không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng không vì thế mà bỏ qua cái ngẫu nhiên. Cần có các phương án hành động dự phòng cho trường hợp cái ngẫu nhiên xuất hiện.
- Trong hoạt động nhận thức cải tạo sự vật hiện tượng phải đi vào nhận thức cái tất nhiên. Muốn nhận thức cái tất nhiên cần phải bắt đầu bằng cái ngẫu nhiên, thông qua ngẫu nhiên, tìm ra cái tất nhiên ẩn dấu, đằng sau cái ngẫu nhiên.
- Chống những nhận thức và hành động chủ quan, tuỳ tiện, tự do chủ nghĩa, bất chấp tính tất yếu khách quan của lịch sử.
* Phân biệt khả năng với hiện thực tiền đề.
- Hiện thực tồn tại một cách thực tại, hiện hữu có thực, còn khả năng chỉ tồn tại một cách tiềm thức, chưa có thực, hiện thực đã được bộc lộ ra bên ngoài, đang tác động tới các khách thể xung quanh, khả năng chưa có thuộc tính đó.
Khả năng là một trạng thái đặc biệt của hiện thực, trạng thái mà ở đó hiện thực mới chỉ tồn tại trước khi trở thành chính bản thân mình.
Tiền đề là điều kiện tiên quyết, sơ bộ của một cái gì đó, cũng như các điều kiện của cái đó đều là đang tồn tại hiện thực; trên cơ sở điều kiện, tiền đề đó xuất hiện cái mới, cái mới này chính là khả năng.
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau.
Khả năng biến thành hiện thực trong tự nhiên nó diễn ra tự động, trong xã hội sự chuyển hoá đó thông qua hoạt động có ý thức của con người.
Hiện thực trong quá trình này là khả năng của quá trình khác, trong điều kiện thích hợp nó trở thành hiện thực mới và tạo ra khả năng mới, cứ thế đến vô cùng.
* Vai trò của các điều kiện khách quan và chủ quan để biến khả năng thành hiện thực.
Không phải khả năng nào cũng biến thành hiện thực, mà chỉ những khả năng nào phù hợp với quy luật và đủ điều kiện mới trở thành hiện thực.
- Trong tự nhiên khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một quá trình khách quan: Bằng con đường tự nhiên, hoặc nhờ một sự tác động của con người và hoàn toàn phải có sự tác động của con người (Con tàu vũ trụ).
- Trong xã hội, khả năng biến thành hiện thực không khi nào tự nó nếu không có sự tham gia của con người, thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
c. ý nghĩa phương pháp luận.
- Trong hoạt động thực tiễn khi xem xét đánh giá sự vật, hiện tượng, không được tách rời khả năng và hiện thực. Song phải căn cứ vào hiện thực chứ không căn cứ vào khả năng. Tuy nhiên phải căn cứ vào khả
năng để đề ra chủ trương kế hoạch hành động đúng, có tính chủ động dự báo trước.
- Phải phán đoán đúng tính chất và xu hướng của khả năng có thể xảy ra để có biện pháp xử lý đúng đắn; chú ý đúng mức tới điều kiện khách quan và chủ quan trên cơ sở đó thúc đẩy các khả năng có lợi thành hiện thực, hạn chế khả năng gây bất lợi.
- Phát huy năng động chủ quan biến khả năng thành hiện thực khi cần thiết tránh tư tưởng thụ động ngồi chờ.
lý luận nhận thức 1. Bản chất của nhận thức.
a. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa DVSH về bảnchất của nhận thức. chất của nhận thức.
- CNDT: Nhận thức không phải là phản ánh thế giới mà là tự nhận thức, tự ý thức về bản thân.
- CNDVSH: nhận thức là sự sao chép giản đơn, tiếp nhận một cách thụ động.