Đấu tranh giai cấp:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 79)

- Điều kiện chủ quan trong nước:

2. Đấu tranh giai cấp:

a. Tính tất yếu và vai trò của đấu tranh giai cấp:

Theo tư tưởng của Lê-nin: Đấu tranh giai cấp thực chất là "cuộc

đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn an bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê, hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản".

* Đấu tranh giai cấp là một tất yếu khách quan trong xã hội đối kháng giai cấp:

- Do địa vị xã hội đối lập nhau các giai cấp có điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau và đối lập nhau về lợi ích cơ bản của giai cấp. Do đó tất yếu dẫn đến mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp.

- Mâu thuẫn đối kháng giai cấp là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn này không thể điều hoà, chỉ có thể được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh ở bất cứ xã hội nào có phân chia giai cấp, có đối kháng giai cấp tất yếu có đấu tranh giai cấp (xã hội CHNL; PK; TBCN; và trong thời kỳ quá độ lên CNXH).

- Đấu tranh giai cấp là quy luật tất yếu trong xã hội có giai cấp nó chỉ mất đi khi xã hội không còn giai cấp và cơ sở sinh ra giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Theo Mác: đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử, song không phải là động lực duy nhất.

- Đấu tranh giai cấp là từng bước giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX. Xét đến cùng nó quyết định sự phát triển của xã hội. Những mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp, do đó đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp thúc đẩy xã hội phát triển.

- Đấu tranh giai cấp có tác dụng tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy đời sống chính trị tinh thần của xã hội phát triển; đó là việc thông qua sự tiến hoá của xã hội mà tích luỹ những yếu tố tích cực cho xã hội.

- Đấu tranh giai cấp có tác dụng cải tạo ngay các lực lượng xã hội phản động; đồng thời cải tạo chính bản thân giai cấp cách mạng làm họ trưởng thành đủ sức xây dựng xã hội mới.

- Vai trò của đấu tranh giai cấp thể hiện rõ nhất khi đấu tranh giai cấp phát triển đến đỉnh cao tạo thành cách mạng xã hội. Đồng thời nó là cơ sở để thực hiện liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội.

- Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi xã hội có giai cấp; song nó biểu hiện mặt đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Vai trò các cuộc đấu tranh giai cấp khác nhau là không ngang bằng nhau; đấu tranh giai cấp giữa vô sản với tư sản là to lớn nhất, vì nó là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử.

- Đấu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất đưa xã hội phát triển vì ngoài nó ra còn có động lực khác mà không phải bao giờ

cũng gắn liền trực tiếp với đấu tranh giai cấp và do đấu tranh giai cấp sinh ra.

* Kết luận: Đấu tranh giai cấp không phải là do một lý thuyết xã hội nào

tạo ra, càng không phải là hành động bạo lực phá hoại cản trở sự phát triển xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin thì đấu tranh giai cấp để phát triển LLSX, vì con người. Đấu tranh giai cấp không phải là mục đích tự thân mà chỉ là phương tiện để xoá bỏ giai cấp. Chính vì vậy quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin về đấu tranh giai cấp mang tính cách mạng, khoa học, tính nhân văn sâu sắc.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w