Khái niệm.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 39)

- Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng le nhất định.

- Cái chung là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng le.

* Cần phân biệt cái riêng với cái đơn nhất.

Cái đơn nhất: Là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt,

những thuộc tính, chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác.

b. Mối quan hệ qua lại giữa cái riêng và cái chung.

Cái riêng và cái chung đều tồn tại thực sự giữa chúng có quan hệ qua lại với nhau:

- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Nghĩa là cái chung thực sự tồn tại, nhưng chỉ tồn tại trong cái riêng, chứ không tồn tại biệt lập, lơ lửng bên cạnh cái riêng.

- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ đưa đến cái chung. Nghĩa là bất cứ cái riêng nào cũng tồn tại thực sự trong một môi trường, một hoàn cảnh nhất định, đều tham gia vào các mối quan hệ qua lại hết sức đa dạng với các SVHT xung quanh mình.

- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, còn cái chung

là cái bộ phận sâu sắc hơn, bản chất hơn cái riêng. Nghĩa là cái riêng là cái chỉnh thể, nó không gia nhập hết vào cái chung, cái chung là một bộ

phận, một khía cạnh hay một bản chất của cái riêng, xuyên suốt trong nhiều cái riêng.

- Trong những điều kiện nhất định, cái chung và cái riêng có thể

chuyển hoá được cho nhau. Sự chuyển hoá ở đây là chỉ sự liên hệ thống

nhất quy định lẫn nhau giữa các SVHT, hoặc giữa các mặt, các thuộc tính trong cùng SVHT.

c. ý nghĩa phương pháp luận:

- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng; xuất phát từ những cái riêng, chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người. Do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải phát hiện cái chung, vận dụng cái chung để cải tạo cái riêng.

- Cái chung tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, chịu sự tác động của các bộ phận còn lại trong cái riêng, nên bất cứ cái chung nào cũng bị cải biến. Do đó khi áp dụng cái chung vào cái riêng phải làm cho cái chung phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của cái riêng.

- Trong hoạt động thực tiễn phải tạo điều kiện cho sự chuyển hoá cái riêng tiến bộ thành cái chung, cái chung lạc hậu thành cái riêng.

* Vận dụng phân tích quan điểm của đảng về trung thành và sáng tạo trong việc xác định đường lối?

* Trong lĩnh vực quân sự: Dựa trên các nguyên tắc, quy luật chiến tranh, sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, cách đánh để giành thắng lợi ?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w