Nội dung quy luật:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 29)

Mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều là những chỉnh thể thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối tạm thời, thoáng qua, là điều kiện tồn tại của sự vật, hiện tượng. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối, là nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển.

Như vậy quy luật này nói lên những tác động qua lại giữa các mặt đối lập và vai trò của những tác động này đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Nội dung quy luật được làm sáng tỏ thông qua các phạm trù "mặt đối lập", "sự thống nhất" và "đấu tranh giữa các mặt đối lập".

* Mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng.

- Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan, trong sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Mâu thuẫn biện chứng là phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập, trước hết là hai mặt đối lập cùng tồn tại trong sự vật, hiện tượng.

- Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan, tính phổ biến và tính phong phú nhiều ve.

* Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, là điều kiện tồn tại của sự vật hiện tượng.

- Sự thống nhất là sự liên hệ, ràng buộc; quy định lẫn nhau nương tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.

- Sự thống nhất còn được hiểu là sự tác động ngang nhau trong tương quan giữa hai mặt đối lập tạo nên sự cân bằng tạm thời, sự ổn định tương đối

của sự vật. Mặt khác còn được hiểu như là sự đồng nhất giữa các mặt đối lập trong một chỉnh thể do chúng có những nhân tố chung giống nhau.

- Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối tạm thời, thoáng qua, có điều kiện. Song nó là cơ sở tồn tại của sự vật hiện tượng, là điều kiện để các mặt đấu tranh với nhau.

* Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, là nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển của SVHT.

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự liên hệ, tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định nhau dẫn đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong cùng một SVHT.

- Sự đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu như một quá trình, trong đó mâu thuẫn được triển khai nhiều giai đoạn từ thấp lên cao với tính chất ngày càng phức tạp, gay gắt dẫn tới phá vỡ sự thống nhất, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, lại có sự thống nhất và đấu tranh mới.

- Sự đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu như là sự tương quan so sánh giữa các mặt đối lập với nhau, dẫn tới sự chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện nhất định làm thay đổi về chất của các mặt đối lập. Sở dĩ như vậy là do vai trò không bằng nhau của các mặt đối lập trong sự phát triển của sự vật.

* Mối quan hệ biện chứng giữa thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Sự đấu tranh là nguồn gốc, của sự vật, khi sự vật mới ra đời tạo điều kiện, tiền đề cho thống nhất mới ở trình độ cao hơn.

c. ý nghĩa phương pháp luận.

- Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự vật hiện tượng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển của sự vật. Do đó trong

hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan (cải tạo SVHT) phải nhận thức được mâu thuẫn trong SVHT để biết được nguồn gốc của sự phát triển.

- Mỗi SVHT là tổng thể các mâu thuẫn khách quan đa dạng về nguồn gốc, tính chất và sự vận động biến động. Mỗi mâu thuẫn có vai trò khác nhau trong sự vận động phát triển của sự vật. Vì vậy khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét toàn diện các mặt đối lập, quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đối lập đó, nghiên cứu sự đấu tranh của chúng qua từng giai đoạn, đánh giá đúng tính chất vai trò của từng mặt đối lập và cả mâu thuẫn trong từng giai đoạn, có biện pháp phù hợp khi giải quyết mâu thuẫn của SVHT.

- Về nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn phải bằng con đường đấu tranh và mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi. Phải có những biện pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn khác nhau phù hợp với tính chất mâu thuẫn. Chống tuyệt đối hoá một mặt nào đó của mâu thuẫn để dẫn đến tả khuynh hoặc hữu khuynh.

* Vận dụng của Đảng ta:

Đây là cơ sở lý luận để Đảng ta đưa ra chính sách đối ngoại rộng mở, thừa nhận sự cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau. Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ. Việt Nam là bạn với các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau (đặc biệt không được can thiệp vào việc lựa chọn con đường đi lên), bình đẳng cùng có lợi, cùng đấu tranh cho các mục tiêu của thời đại là : Hoà bình - độc lập dân tộc - dân chủ và tiến bộ xã hội.

2. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thànhnhững sự thay đổi về chất và ngược lại. những sự thay đổi về chất và ngược lại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 29)