Bản chất và hiện tượng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 43)

- Phân loại nguyên nhân:

3.Bản chất và hiện tượng.

- Bản chất: là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tấtnhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.

- Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệbản chất ra bên ngoài. bản chất ra bên ngoài.

Như vậy, bản chất là mối liên hệ tất yếu, là những quy luật vận

động, những mâu thuẫn nội tại vốn có, những thuộc tính quyết định của sự vật. Vì vậy, bản chất là cái ổn định bên trong cơ bản của sự vật. Hiện tượng là mặt di động biến đổi hơn, để phản ánh bản chất ra bên ngoài sự vật.

b. Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng.

Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt đối lập vừa liên hệ hữu cơ vừa đối lập nhau.

* Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.

- Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất.

- Bản chất và hiện tượng về căn bản phù hợp với nhau. Bản chất tự bộc lộ thông qua những hiện tượng nhất định, tương ứng. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ thành những loại hiện tượng khác nhau. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng biến mất.

- Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt. Vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản chất, bản chất sâu sắc hơn hiện tượng.

- Bản chất là mặt bên trong ẩn chứa sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy. Chính vì vậy hiện tượng biểu hiện dưới hình thức đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất.

- Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm, còn hiện tượng không ổn định, nó luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất.

c. ý nghĩa phương pháp luận.

- Trong nhận thức, để hiểu đầy đủ và đúng đắn về sự vật không được dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó. Phải phân tích nhiều hiện tượng để tìm ra bản chất và tìm bản chất ngay bên trong chính sự vật hiện tượng.

- Trong hoạt động thực tiễn cải tạo sự vật phải dựa trên hiểu biết về bản chất để xác định biện pháp, không được dựa trên hiện tượng.

- Phê phán tư tưởng cơ hội giả danh chống Đảng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 43)