- Điều kiện chủ quan trong nước:
d. Hình thức mới.
- Có nhiều hình thức đấu tranh phong phú đa dạng như: Bạo lực, hoà bình, kinh tế, giáo dục, hành chính cưỡng bức. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà sử dụng cho phù hợp, không dập khuôn máy móc.
- Hình thức đấu tranh mới thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao.
e. Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.* Tính tất yếu: * Tính tất yếu:
- Trong thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế và tương ứng với nó có nhiều giai tầng xã hội khác nhau với nhiều lợi ích khác nhau.
- Mục tiêu của CNXH là xoá bỏ áp bức bất công, thực hiện công bằng xã hội, nếu không đấu tranh thì không thể đạt được.
- Nước ta đi lên CNXH từ nền sản xuất nhỏ, tiểu nông, trải qua hàng trăm năm dưới chế độ thực dân phong kiến; tâm lý tư tưởng tập quán còn rất nặng nề.
- Các nước, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", kết hợp bạo loạn lật đổ nhằm làm cho chúng ta chệch khỏi quỹ đạo XHCN, hòng xoá bỏ chế độ XHCN ở nước ta.
- Trong quá trình tham gia vào các quan hệ quốc tế và mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương, đa dạng, không ít các tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước. Vì vậy bên cạnh sự hợp tác phải đấu tranh ngăn chặn, loại trừ những tiêu cực từ bên ngoài xâm nhập.
* Nội dung, hình thức chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay.
- Nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo chậm phát triển .
- Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công. Vì chúng ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên CNXH, còn phải chấp nhận những quan hệ bất bình đẳng theo "pháp quyền tư sản", công bằng xã hội còn ở mức thấp theo lý tưởng của những người cộng sản. Vì vậy ngay từ bây giờ phải tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết chống áp bức bất công.
- Đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực sai trái.
- Đấu tranh và làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta.
- Thực chất đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là đấu tranh giữa hai con đường: XHCN và TBCN nhưng diễn ra trong điều kiện mới. Chúng ta có Đảng cầm quyền; sự nghiệp đổi mới đã thu được nhiều thành tựu to lớn, nhân dân ta tuyệt đại đa số tin theo Đảng, đi theo Đảng, nhà nước ta thực sự ngày càng khẳng định bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Hình thức đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay cũng rất đa dạng phong phú trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự, hành chính.
cách mạng xã hội chủ nghĩa 1. Khái niệm cách mạng xã hội.
- cách mạng là sự biến đổi căn bản về chất trong tự nhiên xã hộivà tư duy. và tư duy.
- cách mạng xã hội theo nghĩa rộng: Là sự biến đổi có tính bước
ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sóng xã hội, là phương thức chuyển đổi một hình thái kinh tế xã hội cao hơn.
- Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ
chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.
* Phân biệt cách mạng xã hội với cải cách xã hội; với tiến hoá xã hội; với đảo chính:
- Cải cách xã hội: Cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống xã hội, nhưng có tính chất riêng le, bộ phận trong khuôn khổ một chế độ xã hội đang tồn tại, còn cách mạng xã hội thay đổi về chất toàn bộ xã hội.
Cách mạng xã hội thực hiện thông qua phong trào đấu tranh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ xã hội cũ thiết lập chế độ xã hội mới. Cải cách xã hội do giai cấp đang nắm quyền tiến hành thực hiện những yêu cầu khách quan của sự biến đổi xã hội.
Cải cách xã hội tạo tiền đề cho cách mạng xã hội, cách mạng xã hội thắng lợi mở ra những khả năng giới hạn mới cho những cải cách xã hội.
- Tiến hoá xã hội cũng là hình thức phát triển của xã hội, nó diễn ra tuần tự dần dần, với những biến đổi dần dần, cục bộ của một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Tiến hoá xã hội có mối liên hệ mật thiết với cách mạng xã hội trong sự phát triển chung của xã hội nó nói lên tính liên tục (tiến hoá xã hội) và tính giai đoạn (cách mạng xã hội). Không có tiến hoá thì không có cách mạng xã hội, ngược lại không có cách mạng xã hội mở đường thì không có tiến hoá không ngừng.
- Đảo chính: Là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước của một cá nhân, hay một nhóm người nó không là phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân.
Đảo chính nó đều mang tính chất phản cách mạng, nó chỉ mang tính chất cách mạng khi nó hoà nhập với phong trào cách mạng.
* Đặc trưng cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội:
- Là cuộc cách mạng nào, do giai cấp nào lãnh đạo cách mạng, đối tượng của cách mạng là ai ?
- Lực lượng cách mạng, đối tượng cách mạng là ai ?
Toàn bộ những đặc điểm này được quyết định bởi điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi HTKTXH, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định ngoài ra còn bị quy định bởi yếu tố thời đại.
2. Nguyên nhân và vai trò của cách mạng xã hội:
* Nguyên nhân của cách mạng xã hội:
Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX. Nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng phản cách mạng và lực lượng cách mạng, mâu thuẫn của hai giai cấp đối lập đại diện cho LLSX và QHSX.
* Vai trò của cách mạng xã hội trong lịch sử.
Cách mạng xã hội là phương thức thay thế của các HTKTXH, là động lực của tiến bộ xã hội là đầu tầu của lịch sử.
- Vì thông qua cách mạng xã hội, xã hội cũ bị xoá bỏ thay thế bằng xã hội mới cao hơn mở đường cho sự vận động của tiến hoá xã hội cao hơn và tạo tiền đề cho cách mạng xã hội mới ở chất cao hơn.
- Về mặt chủ đạo của cách mạng xã hội là xây dựng xã hội mới trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Bản thân giai cấp cách mạng cũng được cải tạo thông qua cách mạng xã hội để có đủ khả năng xây dựng xã hội mới.
* ý nghĩa phương pháp luận:
- Nhận rõ vai trò của cách mạng xã hội trong lịch sử, do đó trong
hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới hiện nay phải phát huy tinh thần cách mạng tiến công, xây dựng các phong trào cách mạng sâu rộng trong quần chúng nhân dân thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
- Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái cho rằng cách mạng xã hội là trái với tự nhiên, là tàn phá xã hội. Phê phán những biểu hiện thiếu tinh thần cách mạng tiến công, hữu khuynh, chông trờ, ỷ lại, bàng quang trong tình hình hiện nay.
3. Nhận thức về cách mạng xã hội trong thời đại hiện nay:
Trong thời đại hiện nay vị trí, vai trò của cách mạng xã hội không có gì thay đổi. Cách mạng xã hội vẫn là một tất yếu lịch sử vì:
- Nguyên nhân sâu xa gây ra cách mạng xã hội vẫn còn tồn tại khách quan.
- 4 mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn còn tồn tại và phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, có mặt sâu sắc hơn.
- Thực tiễn thế giới trong nhiều năm qua đã chứng minh không thể thay thế cách mạng xã hội bằng con đường thứ ba, với hy vọng đạt được những mục tiêu CNXH trong khuôn khổ của CNTB.
*Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay có nhiều biến đổi so với trước.
- Sự tương tác giữa cách mạng khoa học công nghệ với cách mạng xã hội ngày nay đã làm cho cục diện chính trị thế giới thay đổi mạnh mẽ sâu sắc.
Khoa học công nghệ đang có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất của loài người. Cuộc cách mạng khoa học hiện đại đã trở thành một nhân tố, một động lực của thời đại. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan lôi kéo ngày càng nhiều nước tham gia hội nhập.
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại và giai cấp tư sản tuy không khắc phục được những mâu thuẫn vốn có của nó, nhưng có sự điều chỉnh thích nghi, có những phương pháp quản lý xã hội, chính sách xã hội khác trước đối với một bộ phận quần chúng, xoa dịu một chừng mực nào đó nỗi bất bình trong quần chúng nhân dân lao động.
- Sự tan rã của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, sự khủng hoảng của một số nước XHCN còn lại làm nhiều người dao động không tin vào cách mạng vô sản.
- Những vấn đề cấp bách nổi lên như: môi trường, dân số, bệnh tật, vấn đề dân tộc, tôn giáo, tội phạm quốc tế đã làm cho không ít người đi đến khuynh hướng sai lệch, coi cách mạng xã hội là lỗi thời, thứ yếu.
- Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ đang giáo riết tăng cường thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới. Các học giả Tư sản lựa thời cơ tiến công vào lý luận cách mạng xã hội của chủ nghĩa Mác-Lê-nin.
* Việc xác định các hình thức, phương pháp cách mạng trong thời đại hiện nay để phù hợp với thực tiễn lịch sử.
- Phải xác định mục tiêu, phương hướng cách mạng phù hợp xu thế chung của sự phát triển xã hội trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ. Khắc phục những quan niệm giáo điều cứng nhắc không thấy tính phong phú đa dạng của con đường đi lên CNXH.
- Trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, quá trình chuyển biến từ xã hội - xã hội tư bản đi lên xã hội XHCN, không nhất thiết lúc nào cũng bằng cách mạng bạo lực, nhưng không thể không là một quá trình cách mạng xã hội và bạo lực cách mạng vẫn là tất yếu.
- Bạo lực cách mạng chỉ là điều kiện, phương tiện của cách mạng. Vì vậy việc sử dụng nó với hình thức và mức độ nào tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể trong mỗi quá trình cụ thể. Nhưng cần thấy cơ sở sức mạnh bạo lực là ở chế độ kinh tế, ở phong trào cách mạng của quần chúng.
hình thái ý thức xã hội 1. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chát và những quan hệ vật chất của xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định.
- Là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sống của con người như: ăn, mặc, ở đi lại, phương tiện sinh hoạt.
- Là toàn bộ những quan hệ vật chất của xã hội. Đó là toàn bộ những quan hệ vật chất của con người trong hoạt động sống của họ.
- Tồn tại xã hội bao gồm 3 yếu tố cơ bản: Điều kiện địa lý, điều kiện dân số, phương thức sản xuất. Trong đó phương thức sản xuất là yếu tố quyết định nhất trong tồn tại xã hội.
b. Khái niệm ý thức xã hội.
ý thức xã hội là một bộ phận thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần xã hội bao gồm hệ thống các quan điểm tư tưởng, lý luận cũng những tình cảm, tập quán, tâm trạng, truyền thống của con người, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội.
- ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của con người vào đời sống tinh thần, chứ không phải là toàn bộ đời sống tinh thần, ý thức xã hội là tính thứ hai so với tồn tại xã hội.
- ý thức xã hội được hình thành từ ý thức cá nhân, nhưng không phải sự cộng lại giản đơn của ý thức cá nhân.
- ý thức xã hội bao gồm hai bộ phận cơ bản: là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
+ Tâm lý xã hội (trình độ bậc thấp của ý thức xã hội) là toàn bộ những tình cảm tâm trạng, cảm xúc, thói quen của con người hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng của điều kiện sống hàng ngày.
+ Hệ tư tưởng: (trình độ bậc cao của YTXH): là những tư tưởng quan niệm đã được hệ thống hoá thành lý luận, học thuyết khác nhau về xã hội.
- ý thức xã hội có nhiều hình thái khác nhau như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ.
- Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội mang tính giai cấp sâu sắc.
c. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Quán triệt nguyên lý của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào lĩnh vực xã hội triết học Mác-Lê-nin khẳng định: trong mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội tác động trở lại to lớn với tồn tại xã hội.
* Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
- Trong đời sống xã hội tồn tại thuộc về mặt vất chất, mặt khách quan của đời sống xã hội; còn ý thức xã hội thuộc về mặt tinh thần, mặt chủ quan của đời sống xã hội.
- Trong quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và KTTT thì tồn tại xã hội nằm trong cơ sở hạ tầng, còn ý thức xã hội là một bộ phận của KTTT.
- Xét trong quá trình cụ thể thì tồn tại xã hội là cái có trước, là tính thứ nhất, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại, nó là cái có sau là tính thứ hai.
- Mối quanhệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội là sự cụ thể hoá mối quan hệ vật chất - ý thức trong đời sống xã hội. Vận dụng mối quan hệ vật chất - ý thức; khách quan - chủ quan và tồn tại xã hội - ý thức xã hội, sự quyết định của tồn tại xã hội thể hiện:
+ Quyết định nội dung cơ bản các quan điểm tư tưởng trong ý thức xã hội.
+ Quyết định sự vận động, phát triển của ý thức xã hội.
* Chú ý: tất cả các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội đều tham gia
quyết định ý thức xã hội, nhưng vai trò chủ yếu quyết định là phương thức sản xuất. Trong phương thức sản xuất yếu tố quyết định trực tiếp ý thức xã hội là quan hệ sản xuất, thông qua cơ chế thực hiện lợi ích kinh tế.
d. ý nghĩa phương pháp luận.
- Khi nghiên cứu phân tích các hiện tượng ý thức xã hội, không