Các tính chất của chân lý

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 57)

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

b. Các tính chất của chân lý

Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính cụ thể, tính tuyệt đối và tính tương đối.

+ Tính khách quan của chân lý, nghĩa là tuy chân lý là kết quả nhận thức của con người nhưng nội dung của nó không phụ thuộc vào con người, loài người.

+ Tính cụ thể của chân lý: Nghĩa là không có chân lý trừu tượng, vì đối tượng phản ánh bao giờ cũng tồn tại một cách cụ thể, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, quan hệ xác định.

+ Tính tuyệt đối và tương đối của chân lý.

- Chân lý tương đối là tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, nhưng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện cần được bổ xung, điều chỉnh trong quá trình phát triển tiếp theo của nhận thức.

- Chân lý tuyệt đối, là tri thức hoàn toàn đầy đủ, hoàn chỉnh và thế giới khách quan.

Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số các chân lý tương đối đang phát triển. Chân lý tương đối vẫn chứa đựng những yếu tố của chân lý tuyệt đối.

c. ý nghĩa phương pháp luận.

- Chân lý chỉ có ở con người, chân lý là khẳng định khả năng nhận thức của con người về thế giới hiện thực, phải phát huy tính tích cực sáng tạo của người trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

- Quan niệm đúng về tính kết quả cụ thể, tính tuyệt đối và tính tương đối của chân lý có ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán những cực đoan sai lầm trong nhận thức và hành động.

5. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Khi nói về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn Hồ Chủ tịch khẳng định: "Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin".

a. Khái niệm lý luận và thực tiễn.

- Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm và tri thức của loàingười về tự nhiên, xã hội. Lý luận là hệ thống tri thức khái quát từ người về tự nhiên, xã hội. Lý luận là hệ thống tri thức khái quát từ

thực tiễn phản ánh những mối liên hệ bản chất, quy luật của hiện thực khách quan.

- Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tínhlịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, cải tạo lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, cải tạo bản thân con người.

b. Cơ sở để khẳng định tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

- Căn cứ vào mục đích của chủ nghĩa Mác-Lê-nin nói chung và triết học Mác-Lê-nin nói riêng không chỉ để nhận thức thế giới mà còn để cải tạo thế giới.

- Căn cứ vào vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

- Căn cứ vào vai trò của lý luận khoa học đối với hoạt động thực tiễn.

c. Những yêu cầu cơ bản để thực hiện nguyên tắc:

- Phải nhận thức đúng đắn văn trò của thực tiễn đối với lý luận và ngược lại, không được tuyệt đối hoá hoặc coi nhẹ mặt nào. Chống chủ nghĩa giáo điều, kinh viện coi thường thực tiễn, xa rời thực tiễn, đồng thời chống chủ nghĩa kinh nghiệm coi thường lý luận.

- Trong học tập nghiên cứu lý luận phải hướng vào luận giải những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Biết vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn, qua đó bổ xung phát triển lý luận.

- Phải luôn bám sát thực tiễn coi trọng sơ tổng kết đúc rút kinh nghiệm thành lý luận.

* Vận dụng trong lĩnh vực quân sự: Xây dựng phát triển nghệ thuật, xây dựng cách đánh, xây dựng lực lượng huấn luyện bộ đội.

1. Định nghĩa hình thái kinh tế xã hội (HTKTXH)

HTKTXH là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của LLSX và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.

- Đây là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nó bao quát moi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nó đặt nền móng cho việc nghiên cứu xã hội đầy đủ, khoa học. Nó là cơ sở phương pháp luận của các khoa học xã hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xã hội.

- Phạm trù HTKTXH chỉ ra những xã hội cụ thể tồn tại trên thực tế, không phải là xã hội chung chung, trừu tượng, phi thực tế, nó là cơ sở khoa học cho việc phân kỳ lịch sử.

2. Kết cấu và vai trò của các yếu tố trong HTKTXH.

- Phạm trù HTKTXH chỉ rõ các yếu tố cơ bản của một xã hội cụ thể. Đó là một chế độ kinh tế - xã hội kết cấu với 3 yếu tố: Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng (KTTT).

- Các yếu tố cơ bản trên không ngang bằng nhau đối với sự tồn tại và phát triển của một chế độ xã hội cụ thể.

+ Lực lượng sản xuất: Là yếu tố xét đến cùng nó quyết định quan hệ sản xuất và KTTT theo đó quyết định toàn bộ sự vận động của HTKTXH. Lực lượng sản xuất phản ánh trình độ kinh tế - xã hội của một xã hội cụ thể.

+ Quan hệ sản xuất: Là yếu tố quy định trực tiếp bản chất của chế độ kinh tế - xã hội, là cơ sở để phân biệt về chất giữa các HTKTXH.

+ KTTT: Là yếu tố chủ yếu phản ánh đời sống chính trị tinh thần của xã hội và là yếu tố có tác động trở lại to lớn đối với các yếu tố khác trong HTKTXH.

- Phạm trù HTKTXH chỉ ra sự vận động của các HTKTXH tuân theo hai quy luật cơ bản nhất: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và KTTT.

3. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của học thuyết HTKTXH.

- Học thuyết HTKTXH ra đời là mộc cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội.

- Học thuyết về HTKTXH là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật về lịch sử; là cụ thể hoá quan niệm về duy vật biện chứng trong việc xem xét đời sống xã hội. Chỉ ra động lực của lịch sử nằm ngay trong hoạt động thực tiễn vật chất của con người. Chỉ ra quy luật khách quan về sự vận động và phát triển của xã hội loài người.

- Học thuyết đã khắc phục quan điểm duy tâm, trừu tượng, vô căn cứ về xã hội. Nó bác bỏ cách miêu tả xã hội một cách chung chung trừu tượng phi lịch sử. Đồng thời nó là cơ sở phương pháp luận của các khoa học, là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xã hội. Do đó nó là một trong những cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Ngày nay những cơ sở khoa học của học thuyết HTKTXH đem đến cho khoa học xã hội vẫn còn nguyên giá trị.

* ý nghĩa phương pháp luận:

- Trong nhận thức và cải tạo xã hội phải chú ý những yếu tố cơ bản của HTKTXH không được xem nhẹ hoặc tuyệt đối hoá yếu tố nào.

- Xây dựng và cải tạo các yếu tố cơ bản của HTKTXH phải tuân theo yêu cầu của các quy luật khách quan, chống chủ quan duy ý chí.

- Là cơ sở để nhận thức mô hình CNXH và con đường, phương hướng mục tiêu đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.

- Đây là cơ sở khoa học để đấu tranh phê phán những quan niệm tuyệt đối hoá một mặt nào đó trong xem xét xã hội, phân chia xã hội, phân kỳ lịch sử như phương pháp tiếp cận xã hội bằng các nền văn minh mà phủ nhận HTKTXH.

Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

1. Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệsản xuất. sản xuất.

- Phương thức sản xuất: Là cách thức sản xuất của một chế độxã hội, là sự thống nhất giữa LLSX ở một trình độ nhất định và xã hội, là sự thống nhất giữa LLSX ở một trình độ nhất định và QHSX tương ứng.

Phương thức sản xuất bao gồm 2 yếu tố cơ bản cấu thành LLSX và QHSX.

- LLSX: là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động (kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức) với tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động.

+ LLSX là biểu hiện cụ thể mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình độ trinh phục tự nhiên của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

+ Các yếu tố của LLSX quan hệ biện chứng với nhau giữa tư liệu sản xuất với người lao động. Sự phát triển của LLSX là sự phát triển của tư liệu lao động thích ứng với bản thân người lao động (trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của họ).

+ Ngày nay khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp, nó không còn là lý thuyết đứng ngoài quá trình sản xuất; nó đã trở thành một mắt, khâu bên trong quá trình sản xuất, cả ở LLSX và QHSX. Nó là nguyên nhân dẫn đến những biến đổi trong sản xuất, tạo ra các ngành sản xuất mới hiện đại. Bản thân khoa học cũng là ngành sản xuất riêng, đồng thời tri thức khoa học cũng được vật thể hoá kết tinh vào trong các yếu tố cấu thành LLSX.

- QHSX: Là quan hệ giữa người với người hình thành trong quá trình sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ về địa vị trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.

+ Đây là quan hệ trong lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội; nó là quan hệ vật chất, tính vật chất của nó thể hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người.

+ Ba mặt của QHSX có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quyết định các quan hệ khác.

+ QHSX phản ánh mặt kinh tế - xã hội trong sản xuất nó tương đối ổn định trong bản chất xã hội và đang dạng trong hình thức thể hiện.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX.

Đây là mối quan hệ phổ biến, khách quan, bản chất, được lặp đi lặp lại trong các phương thức sản xuất, do đó nó là quy luật.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn CHÍNH TRỊ, TRIẾT học, CHỦ NGHĨA xã hội, KINH tế CHÍNH TRỊ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w