2.2.1.1 Tình hình cung cấp dịch vụ Internet trên thị trường
Từ khi chính thức cung cấp Internet tại Việt Nam, từ tháng 12 năm 1997 có VDC (thuộc Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam - VNPT) là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 IAp (Internet Access Provider - nhà cung cấp kết nối Internet , nay gọi là IXP - Internet Exchance Provider). Đến cuối năm 2002, FPT và VietTel cũng nhận được giấy phép làm IXP, tại thời điểm đó hai đơn vị này đang trong giai
đoạn chuẩn bị, hoàn thiện, và thử nghiệm mạng để cung cấp dịch vụ kết nối trực tiếp cho khách hàng. Trước năm 2002, tại Việt Nam có duy nhất một nhà cung cấp dịch vụ kết nối (IAP - nay là IXP) đó là Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (do công ty VDC trực tiếp quản lý), có 5 nhà cung ứng dịch vụ Internet (ISP) đó là:
- Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC). - Công ty đầu tư và phát triển công nghệ (FPT). - Công ty cổ phần viễn thông Sài Gòn (SPT) - Công ty Netnam (NetNam).
- Công ty điện tử viễn thông quân đội (VietTel).
Cuối năm 2002, đã có tổng số 12 đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider - ISP). Các ISP mới được cấp phép là: Công ty Việt Khang, công ty thông tin viễn thông điện lực (ETC), Công ty Công nghệ mạng (QTNet), Công ty Techcom, Công ty Elinco, Công ty điện tử viễn thông Sài Gòn (SEI), Công ty đầu tư phát triển công nghệ (TDI).
Cho đến cuối năm 2002 đang có 4 ISP chính thức cung cấp dịch vụ đó là: VDC, FPT, NetNam, SPT; các ISP khác đã được cấp phép đang chuẩn bị
về điều kiện cơ sở hạ tầng, mạng lưới để tham gia cung cấp dịch vụ, một số đang cung cấp thử nghiệm dịch vụ.
Trong giai đoạn 1997 - 2002, dịch vụ trên Internet và các đơn vị cung cấp dịch vụ chính tại Việt Nam như sau:
- Các dịch vụ truy nhập, đấu nối Internet: chủ yếu có VDC cung cấp các đường trực tiếp cho khách hàng; cung cấp dịch vụ truy nhập gián tiếp qua
điện thoại có các đơn vị: VDC, FPT, NetNam, SPT.
- Các dịch vụ cơ bản trên Internet (Web, FPT, Email, Telnet): được các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 - Các dịch vụ gia tăng trên Internet:
+ Dịch vụ cho thuê chỗ (đặt trang Web, cho thuê chỗ đặt máy chủ) và dịch vụ quảng cáo, kinh doanh quảng cáo trực tuyến trên Internet - Online Advertising: được VDC và VNPT phát triển cung cấp cho khách hàng.
+ Các dịch vụ thương mại điện tử (E-Commerce) trên Web, các dịch vụ
Multimedia: phát thanh, truyền hình trên mạng: đang ở giai đoạn triển kha thử
nghiệm, thường được kết hợp giữa các ISP với các công ty tin học và các tổ
chức chính phủ khác.
+ Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạđiện tử: chỉ có ISP và VDC kết hợp với một sốđơn vị thuộc VNPT để cung cấp.
Nhìn chung trong giai đoạn 1997 - 2002, là giai đoạn đầu Internet tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ - ISP của Việt Nam rất chú trọng phát triển dịch vụ Internet nhưng so với các nước ở trong khu vực Đông Nam Á thì tỷ lệ cung cấp Internet ở Việt Nam là thấp.
Bảng 2.1: Thống kê số người sử dụng Internet của khu vực
Đông Nam Á năm 2013
Tên quốc gia Dân số (người) Số người sử dụng
Internet Tỷ lệ (%) Myanmar 49560000 46000 0,09 Cambodia 14560000 74000 0,5 Lào 6210000 130000 2,09 Brunei 390000 217000 55,64 Singapore 4620000 3370000 72,94 Philippines 90350000 5618000 6,21 Thái Lan 67390000 12130000 17,99 Malaysia 27010000 16902600 62,57 Việt Nam 87100000 20834000 23,91 Indonesia 227350000 30000000 13,19 Khu vực Asean 574540000 89321600 15,54
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ số người sử dụng Internet ở Việt Nam thấp hơn tỷ lệ trung bình của khu vực Asean, một số nước phát triển như
Singapore có số người sử dụng Internet gấp 10 - 20 lần nước ta. Để nhằm thúc
đẩy và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet ngang tầm với các nước trên thế giới và trong khu vực, Bộ chính trị đã đưa ra chỉ thị 58 tạo thêm cơ hội cho các nhà kinh doanh dịch vụ Internet, giúp chúng ta vượt qua mọi thách thức và hội nhập thành công vào nền kinh tế quốc tếở ngay những thập kỷđầu của thế kỷ.
2.2.1.2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet trên thị trường
- Lĩnh vực thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu và
được xem như là sự phát triển tất yếu của Thương mại trong nền kinh tế số
hoá. Thương mại điện tử thực sự có vai trò và hiệu quả đích thực khi có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vững vàng (bao gồm các chuẩn của doanh nghiệp, của các nước và sự liên kết của các chuẩn ấy với các chuẩn quốc tế, kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng, nó không phải của riêng từng doanh nghiệp mà phải là một hệ thống quốc gia với tư cách như một phân hệ của hệ
thống công nghệ thông tin khu vực và toàn cầu), muốn làm được điều đó phải dựa trên nền tảng của Internet bao gồm các phân mạng, hệ thống liên lạc viễn thông toàn cầu, nhờ đó đem lại rất nhiều lợi chính như: giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và tiếp thị, mở rộng quan hệ mua bán với tất cả nước nước trên thế giới qua mạng Internet. Vì vậy đối với Việt Nam đang trên đà phát triển để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh việc phát triển Thương mại
điện tử trên nền tảng của Internet là việc làm cần thiết. - Khu vực Nhà nước.
Việc tham gia thành công vào Internet đã khẳng định việc đất nước chúng ta mạnh dạn áp dụng công nghệ hiện đại của thế giới đồng thời cũng khẳng định một sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vì nếu chúng ta chưa tham gia Internet thì Thủ tướng của đất nước chúng ta không thể ký hiệp định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 ASEAN ở Singapore, không thể tham gia vào các chương trình kế hoạch về
thương mại điện tử của APEC, ASEAN, WTO… Hơn nữa việc áp dụng Internet sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý của Chính phủ và các dịch vụ công cộng với mục đích cho phép mọi người dân dễ
dàng tìm hiểu các chính sách mới, nghị quyết mới của chính phủ thông qua Internet. Hiện trên Internet Việt Nam, chúng ta đã có gần 20 tờ báo điện tử
chính thống các loại, những tờ báo lớn nhất của Đảng và Nhà nước cũng được
đưa lên mạng…
- Lĩnh vực giáo dục
Internet là ngành công nghiệp tri thức, với vốn chủ yếu là tri thức. Vận may của các công ty Việt Nam chính là ở đây. Chúng ta không phải phụ thuộc vào các điều kiện vật chất quá nhiều so với rất nhiều ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp Internet chính là ngành giáo dục
đào tạo của Việt Nam. Nhưng điều kiện về con người của Việt Nam trong ngành Internet đúng là tiềm năng nhiều hơn nữa cho đào tạo nguồn nhân lực này thông qua ngành giáo dục. Trước đây chỉ có một số trường đại học và trung học nối mạng Internet nhưng con số này là không nhiều. Vì vậy, để hỗ
trợđưa mạng Internet tới trường học đây là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tính đến nay, đã có tất cả 64 tỉnh thành trên cả nước đã hoàn thành xong chương trình đưa Internet tới các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố (nguồn bộ giáo dục và đào tạo…) Tổng số trường học đã hoàn thành kết nối Internet trên cả nước như sau:
Tổng số trường đại học và cao đẳng đã hoàn thành là 235/235 trường
đạt 100%. Tổng số trường trung học phổ thông là 1923/2057 trường,đạt 93,48%.
- Các đối tượng khác:
Đồng bào Việt Nam trên khắp thế giới, trước kia không thể có điều kiện thì nay đã nhận được đều đặn hàng ngày, hàng giờ các thông tin thời sự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Trong mấy năm qua kể từ ngày khai trương Internet ở Việt Nam 19/11/1997. Internet đã bổ sung một cách hoàn hảo cho báo chí (bản giấy), phát thanh truyền hình tạo thành một hệ thống truyền thông hữu hiệu, góp phần tạo nên thắng lợi của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới những năm qua.
Như vậy, có thể thấy rằng, nhu cầu sử dụng Internet ngày càng lớn và
được phổ biến áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Với một nền kinh tế hứa hẹn phát triển cao, Việt Nam có thể trở thành một thị trường hấp dẫn cho Internet trong một hai thập kỷ tới. Thị trường Việt Nam là hứa hẹn hơn nhiều so với thoạt nhìn, nếu quan niệm một cách đúng đắn rằng thị trường không chỉ
là mục đích tiêu thụ, mà đồng thời là một nguồn cung cấp. Trong trường hợp của Việt Nam, đó là nguồn tri thức yêu lao động dồi dào hiếm có trên thế giới.
Như vậy, muốn thực hiện được nhiều giải pháp nêu trên thì không những cần sự nỗ lực của VNPT mà còn cần sự nỗ lực của toàn xã hội.
2.2.1.3 Cơ cấu các loại dịch vụ Internet ở Việt Nam
Các dịch vụ cơ bản trên Internet tại Việt Nam bao gồm 4 dịch vụ: Thư điện tử (e-mail), Truyền tệp dữ liệu (files tranfer), Truy nhập từ xa (remote login), Truy nhập cơ sở dữ liệu theo các phương thức khác nhau.
Các phương thức kết nối Internet cơ bản gồm: kết nối gián tiếp qua mạng thoại, kết nối trực tiếp và các loại kết nối khác (vô tuyến, vệ tinh…)
Phân loại và định hình các dịch vụ trên Internet tại Việt Nam dùng kết hợp dịch vụ cơ bản, dịch vụ gia tăng trên Internet và phương thức kết nối Internet để xác định.
Đến cuối năm 2013 tổng số và cơ cấu dịch vụ trên Internet tại Việt Nam như sau:
- Các dịch vụ truy nhập, đầu nối Internet: trực tiếp và gián tiếp (bao gồm Internet Dailup và Internet Card).
- Các dịch vụ cơ bản trên Internet: Web, FTP, Email, Telnet. - Các dịch vụ gia tăng trên Internet:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 + Dịch vụ cho thuê chỗ: đặt trang Web, cho thuê chỗđặt máy chủ. + Các dịch vụ thương mại điện tử.
+ Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạđiện tử. + Các dịch vụ Multimedia: phát thanh, truyền hình trên mạng.
+ Dịch vụ quảng cáo, kinh doanh quảng cáo trực tuyến Internet - Online Advertising.
* Về cơ cấu khách hàng sử dụng Internet:
Khách hàng chủ yếu tập trung ở đối tượng cá nhân (chiếm 45%), sau đó là các Công ty, Văn phòng đại diện nước ngoài. Các cơ quan hành chính, doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ (6-7%). Các khách hàng này cũng tập trung tại các khu đô thị lớn. Tại các vùng sâu, vùng xa mặc dù hệ thống Internet đã sẵn sàng cung cấp nhưng số lượng người dùng chưa nhiều do hạn chế về khả năng tài chính và trình độ học vấn.
Bảng 2.2: Thành phần sử dụng Internet tại Việt Nam năm 2013 Thành phần sử dụng Internet Tỷ lệ (%)
Cá nhân Việt Nam 45,0
Cá nhân nước ngoài 3,0
Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH 15,0
Đối tượng hành chính 7,0
Văn phòng đại diện 12,0
Công ty nước ngoài 4,0
Công ty liên doanh 6,0
Cơ quan ngoại giao 1,0
Cơ quan thông tin 1,0
Doanh nghiệp Nhà nước 6,0
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 * Về lý do sử dụng Internet:
Tập trung phần lớn là nhu cầu tra cứu thông tin và phục vụ công việc, các nhu cầu phục vụ do sở thích người tiêu dùng còn tương đối thấp và tập trung chủ yếu vào đối tượng là học sinh, sinh viên.
Bảng 2.3: Lý do sử dụng Internet
Lý do sử dụng Internet Tỷ lệ (%)
Yêu cầu của công việc chuyên môn 19,0
Yêu cầu của cơ quan 17,0
Sở thích cá nhân 28,0
Nhu cầu trao đổi thông tin 30,0
Ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp 4,0
Những yêu cầu khác 2,0
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam)
* Vềđộ tuổi người tiêu dùng
Số người sử dụng Internet tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 26 - 35 (chiếm 51%), tuy nhiên không thể bỏ qua một bộ phận tương đối đông đảo khác là giới trẻ chiếm khoảng 30%. Cụ thể như sau:
Bảng 2.4: Số người sử dụng Internet phân theo độ tuổi Lý do sử dụng Internet Tỷ lệ (%)
Dưới 25 tuổi 30,0
Từ 26 đến 35 tuổi 51,0
Từ 36 đến 45 tuổi 11,0
Từ 45 tuổi trở lên 8,0
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam)
2.2.1.4 Xu hướng vận động của thị trường dịch vụ Internet tại Việt Nam
Theo nguồn từ trung tâm Internet Việt Nam tính đến đầu năm 2009, tình hình phát triển Internet ở Việt Nam là:
+ Số lượng thuê bao băng rộng: 3058568 thuê bao + Số lượng sử dụng Internet: 23313548 người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 + Tỷ lệ số dân sử dụng Internet: 27,18%
+ Tổng băng thông kênh nối quốc tế của Việt Nam: 96326 Mbps. + Tổng băng thông kênh nối trong nước của Việt Nam: 123626 Mbps. + Tổng sốđịa chỉ IP đã cung cấp: 6907392
Dưới đây là tình hình phát triển thuê bao Internet ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2009
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy số lượng thuê bao Internet ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh từ 3098007 (tương ứng với 3,8%) thuê bao năm 2003 lên 22779887 (tương ứng với 26,55%) thuê bao năm 2009.
Như vậy có thể thấy rằng thị trường Internet của Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng cả về quy mô cũng như chất lượng.
+ Về quy mô: Khối lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet ngày càng tăng, không chỉ giới hạn ở những thành phố lớn mà được mở rộng trên phạm vi cả nước, không chỉ giới hạn ở những người có thu nhập cao nữa mà
đã được phổ biến sử dụng cả ở những đối tượng là học sinh, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông…
+Về chất lượng: Chất lượng dịch vụ Internet không ngừng được cải thiện với nhiều hệ thống thiết bị hiện đại