Giải pháp ứng dụng Basel II trong QTRR tại ACB

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 73)

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3.1Giải pháp ứng dụng Basel II trong QTRR tại ACB

3.1.1 Xây dựng lộ trình và mô hình áp dụng Basel II

3.1.1.1Lộ trình đề xuất áp dụng Basel

Việc ứng dụng Hiệp ước Basel đã và đang được các nước lựa chọn và đưa ra lộ trình áp dụng phù hợp với hệ thống ngân hàng thương mại của mình trên cơ sở xem xét nhiều khả năng và yếu tố nền tảng như hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin, sự phát triển của thị trường và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của ngân hàng … nếu sự lựa chọn áp dụng phương pháp quá hiện đại so với cơ sở hạ tầng thì sẽ tạo ra hiệu ứng ngược làm tăng thêm rủi ro cho hệ thống ngân hàng trong khi các rủi ro khác còn tiềm ẩn.

Basel II ra đời năm 2004 nhưng đến năm 2007 chính thức áp dụng trong hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng tại các nước G10 và các nước phát triển khác, đặc biệt tại Mỹ chỉ có những ngân hàng quy mô lớn và hoạt động đa quốc gia mới áp dụng các phương thức nâng cao của Basel II, những ngân hàng quy mô nhỏ lựa chọn những phương pháp đơn giản (như Phương pháp chuẩn trong đánh giá rủi ro tín dụng, phương pháp cơ bản và phương pháp chuẩn trong đánh giá rủi ro hoạt động) để xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho ngân hàng mình.

Theo lộ trình ứng dụng Basel I, mặc dù Basel I ban hành năm 1998 nhưng phải mất 7 năm sau đó mới được hiện thực hóa tại Việt Nam dưới hình thức Quyết định 457 về quy định an toàn vốn tối thiểu. Vì vậy cũng có thể phải mất 6-7 năm sau khi Basel II ban hành năm 2004, nghĩa là sau năm 2010 Việt Nam mới từng bước áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng.

Căn cứ vào đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt lộ trình liên quan đến Hiệp ước

Basel và vận dụng chuẩn mực Basel trong công tác thanh tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, để thu thập và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá rủi ro là một vấn đề khó khăn, thách thức đối với ACB. Bên cạnh đó, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng Basel II, thiếu các điều kiện tiên quyết về tính chủ động của mỗi ngân hàng kèm theo những khó khăn về chi phí áp dụng. Chính vì thế cần phải thiết lập một lộ trình để xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, bộ máy giám sát quản lý rủi ro làm tiền đề cho ACB tiệm cận hơn với quy định quản trị rủi ro của Hiệp ước quốc tế Basel II. Bằng việc nghiên cứu các tư tưởng cơ bản của Basel II để có thể vận dụng một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện của ACB.

Không nằm ngoài xu thế trên, tuy nhiên ACB chưa thể một sớm một chiều ứng dụng ngay hiệp ứng Basel II trong QTRR ngân hàng mà cần phải xây dựng lộ trình dần tiệm cận hơn với Basel II và từng bước hoàn thiện bộ máy giám sát quản lý rủi ro để chuẩn bị cho việc ứng dụng Basel II , nhằm:

Nâng cao chất lượng và sự ổn định đảm bảo an toàn trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao của các ngân hàng trong nền kinh tế.

Xây dựng mô hình quản trị rủi ro nghiêm ngặt và theo thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro (rủi ro thanh khoản và rủi ro chất lượng tài sản) bằng cách phân loại nợ và trích lập dự phòng. Xây dựng hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ.

Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng về thông tin chung, khả năng trả nợ… của khách hàng nhằm xác định tổn thất ước tính từ đó giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.

Thay đổi tư duy, năng lực, cơ chế và quy trình quản trị rủi ro

Đề xuất xây dựng lộ trình ứng dụng Basel II từ năm 2010 đến năm 2020 phù hợp cho ACB như sau:

Bảng 3.1: Lộ trình áp dụng Basel tại ACB

Thời gian Nội dung Đối

tượng

1 2011 -2015

+ Vốn điều lệ

+ Hệ thống XH nội bộ

≥ 10.000 tỷ

Hoàn thiện ACB

+ Tổ chức XH độc lập Ban hành quy định NHNN 2 2015 -2018 + Vốn điều lệ + Rủi ro tín dụng + Rủi ro hoạt động ≥ 15.000 tỷ PP chuẩn PP chỉ số cơ bản ACB + Tổ chức XH độc lập + Các chuẩn mực Basel

Kiểm tra giám sát

Hướng dẫn áp dụng NHNN 3 2018 - 2020 + Vốn điều lệ + Rủi ro tín dụng + Rủi ro hoạt động + Rủi ro thị trường ≥ 20.000 tỷ

PP chuẩn và PP IRB cơ bản PP chỉ số cơ bản

PP chuẩn hóa

ACB

+ Tổ chức XH độc lập + Các văn bản về Basel

Kiểm tra, giám sát và hoàn

thiện NHNN

Giai đoạn 2011 – 2015: o Tăng vốn điều lệ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế, cần có yêu cầu chặt chẽ và nghiêm ngặt trong việc tính toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và chỉ số an toàn tài chính. Bên cạnh đó vốn điều lệ và vốn tự có sẽ là các thành tố đảm bảo tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Phù hợp xu hướng trên thông qua quyết định 141/2006/NĐ-Cp ngày 22/11/2006 yêu cầu đến năm 2010 vốn điều lệ phải đạt 3000 tỷ đồng. Quyết định số 2020/QĐ-NHNN ngày 25/08/2010 đề cập đến khả năng nâng mức vốn pháp lên 5.000 tỷ đồng trong năm 2012 và 10.000 tỷ đồng trong năm 2015.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì sức mạnh về vốn của ACB chưa theo kịp với đà tăng trưởng của chính mình.Việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để ACB

nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn khi tăng trưởng tài sản có, và cải thiện định mức tín nhiệm và nhằm đảm bảo cho ACB đáp ứng các điều kiện để có thể tiến hành áp dụng Basel II trong thực tế.

o Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ hiện có làm tiền đề áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ IRB.

Việc tính toán hệ số rủi ro tín dụng hiện tại theo quy định Basel I (đưa ra trọng số rủi ro để tính toán nhưng không phản ánh mức độ rủi ro của các loại tài sản khác nhau là khác nhau – one size fits all). Chính vì thế bước đầu ACB cần xây dựng cho mình hệ thống XH nội bộ căn cứ vào sổ tay xếp hạng tín dụng và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lịch sử giao dịch để phân loại khách hàng, từ đó tính toán và xác định mức độ rủi ro đối với từng khách hàng.

o Phối hợp của NHNN:NHNN có văn bản cụ thể trong việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.

Giai đoạn 2015 – 2018:

Đối với rủi ro tín dụng: khi các tổ chức XH được hoàn thiện theo hướng dẫn của NHNN, từ đó ACB có thể căn cứ theo kết quả của các công ty này để xếp hạng tín dụng cho khách hàng. Đây là điều kiện đủ để ACB áp dụng phương pháp chuẩn để đánh giá rủi ro tín dụng trong việc xác định nhu cầu vốn tối thiểu của mình theo Basel II trên cơ sở xem xét khả năng và các yếu tố nền tảng hiện có của mình như hạn chế về cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin, sự phát triển ban đầu của thị trường, tính chuyên nghiệp trong hoạt động.

ACB lựa chọn việc áp dụng phương pháp chuẩn (phương pháp đơn giản nhất) để đánh giá rủi ro tín dụng trong việc xác định nhu cầu vốn tối thiểu của mình trên cơ sở xem xét khả năng và các yếu tố nền tảng hiện có của mình như hạn chế về cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin, sự phát triển ban đầu của thị trường, tính chuyên nghiệp trong hoạt động và thiếu các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm hiện có làm tiền đề áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ IRB.

như nâng cao trong tương lai, ngay tại thời điểm này, ACB cần tích cực xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng cũng như thống kê xác suất, mức độ thiệt hại và giá trị hoạt động tại mỗi mức rủi ro có liên quan. Bởi vì không thể nào quyết định áp dụng phương pháp IRB nếu khả năng phân tích và ước lượng xác suất xảy ra tổn thất của ngân hàng còn yếu, cũng như ngân hàng không thu thập đủ số liệu thong tin của khách hàng đến giao dịch với ngân hàng

Về rủi ro hoạt động: phương pháp chỉ số cơ bản được tính trên thu nhập của 3 năm liên tiếp và tỷ lệ cố định 15% là đơn giản nhất mà ACB có thể ứng dụng trong 2015 - 2018. Đây là phương pháp đơn giản nhưng khi áp dụng cần phải duy trì một lượng vốn theo yêu cầu để đảm bảo rủi ro hoạt động cũng cần phải có lộ trình để các NH chuẩn bị khi áp dụng.

Phối hợp của NHNN: NHNN ban hành và hướng dẫn cụ thể hơn trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế Basel II trong QTRR của các NH. Đồng thời cũng tiến hành kiểm tra giám sát tính minh bạch và tuân thủ của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập đảm bảo kết quả cung cấp cho NH là trung thực và hiệu quả.

Giai đoạn 2018 – 2020:

Đối với rủi ro tín dụng: tiếp cận việc áp dụng phương pháp IRB cơ bản

trong giai đoạn 2018 – 2020 dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ ACB đã hoàn thiện trong giai đoạn trước bằng việc tích cực xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng cũng như thống kê xác suất, mức độ thiệt hại và giá trị hoạt động tại mỗi mức rủi ro có liên quan. Bởi vì không thể nào quyết định áp dụng phương pháp IRB nếu khả năng phân tích và ước lượng xác suất xảy ra tổn thất còn yếu, cũng như không thu thập đủ số liệu thông tin của khách hàng đến giao dịch với NH.

Đối với rủi ro thị trường: bước đầu áp dụng Phương pháp chuẩn hóa để xác định trên cơ sở dữ liệu đã thu thập qua các giai đoạn trước.

3.1.1.2 Mô hình Basel II có thể áp dụng vào QTRR tại ACB

CAR = Tổng vốn

(RWARủi ro tín dụng + 12,5*KRủi ro hoạt động) ≥ 9%

Hệ số rủi ro được xác định dựa trên xếp hạng tín dụng: Tỷ lệ rủi ro AA A đến AA- A+ đến A- BBB+ đến BBB- BB+ đến BB- B+ đến B- Dưới B- Không được xếp loại Đối với quốc gia, NHTW 0% 20% 50% 100% 100% 150% 100% Đối với ngân hàng và công

ty bảo hiểm

20% 50% 100% 100% 100% 150% 100% Đối với ngân hàng và công

ty bảo hiểm ( cho vay 3 tháng trở xuống)

20% 20% 20% 50% 50% 150% 20% Đối với Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 100% 150% 100% Đối với thẻ tín dụng 75%

Đối với tài sản cầm cố 35% Đối với cho vay bất động sản

100% Đối với tài sản có rủi ro

cao

150% Đối với tài sản khác 100%

Rủi ro hoạt động được tính như sau:

KRủi ro hoạt động = (∑∑∑∑GI1..n x αααα) n (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

GI = tổng thu nhập bình quân một năm trong 3 năm trước (GI>0) n = số năm có thu nhập hàng năm trong 3 năm trước đó (n>0)

α = 15% do uỷ ban ấn định, liên quan đến yêu cầu vốn của toàn ngành tương ứng với chỉ số cơ bản của toàn ngành.

Để thực hiện lộ trình và xây dựng mô hình chuyển đổi việc áp dụng Basel I sang áp dụng Basel II tại ACB, tác giả đưa ra một số giải pháp sau:

3.1.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện theo yêu cầu trụ cột 1 3.1.2.1 Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn 3.1.2.1 Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn

Trong giai đoạn này, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể lựa chọn phương án áp dụng các chuẩn mực theo quy định của Hiệp ước Basel I vì đây là phương án tương đối đơn giản và đã quen thuộc trong thời gian qua. Vấn đề quan trọng nữa là việc thanh tra, giám sát, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện các yêu cầu chính thức bằng văn bản pháp lý để các ngân hàng thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cũng như lành mạnh hóa hoạt động cạnh tranh theo xu hướng hội nhập

Đây cũng là một trong 5 tiêu chuẩn quan trọng nhất mà các NHTM phải đáp ứng để đảm bảo an toàn hoạt động, theo định hướng quản lý rủi ro của NHNN theo từng thời kỳ. Bốn tiêu chuẩn còn lại bao gồm: giới hạn tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản); giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. Như vậy vấn đề xây dựng và tuân thủ chuẩn mực về an toàn vốn là yêu cầu bắt buộc để lành mạnh hóa thị trường tài chính trong thời gian tới.

Trong xu hướng các ngân hàng trung ương tăng cường giám sát ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ mùa thu năm 2008, chắc chắn tại Việt Nam việc tính toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xác định các chỉ số an toàn tài chính sẽ ngày càng được quy định chặt chẽ hơn, tiến đến phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Khi đó, vốn điều lệ và vốn tự có sẽ là các thành tố đảm bảo tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì sức mạnh về vốn của ACB chưa theo kịp với đà tăng trưởng của chính mình.

Hiện nay Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra Thông tư số 13/2010/TT- NHNN, như vậy tỷ lệ an toàn vốn đã được nâng lên 9% thay cho mức 8% như quy định 457 trước đó. Bên cạnh đó trong bối cảnh gia nhập WTO, quy mô về vốn của các NHTM Việt Nam chắc chắn phải tăng hơn nữa, nhằm vừa đảm bảo hệ số hoạt động an toàn và đảm bảo khả năng mở rộng kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu mới từ thị trường.

Việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để ACB nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn khi tăng trưởng tài sản có, và cải thiện định mức tín nhiệm. Việc tăng vốn sẽ được thực hiện bằng phương thức phát hành cổ phiếu.

3.1.2.2 Phát triển nhanh công nghệ thông tin.

Mục tiêu: thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro để đáp ứng các chuẩn mực Basel II.

Biện pháp:

Hiện nay, ACB đang áp dụng hệ thống công nghệ thông tin quản lý khách hàng như “Giải pháp ngân hàng tổng thể” (The Complete Banking Solution – TCBS), CLMS, hệ thống Scoring chấm điểm tín dụng… để đảm bảo cho việc kiểm tra giám

sát và cung cấp số liệu cho việc chấm điểm tín dụng đưa ra quyết định cho vay của ACB và đáp ứng cho nhu cầu truy xuất số liệu thống kê, phục vụ cho công tác QTRR riêng và quản trị kinh doanh nói chung. Tuy nhiên để áp dụng Basel II bằng các phương pháp chuẩn hay phương pháp IRB … ACB cần phát triển công nghệ thông tin như sau:

Thứ nhất, phát triển hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại, tập trung, thống nhất: nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông tin với các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thông phù hợp với trình độ phát triển của ACB và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đồng thời theo hướng hiện đại, tự động hoá và được tích hợp trong hệ thống quản trị hoàn chỉnh và tập trung.

Thứ hai, xây dựng cơ sở công nghệ đảm bảo khả năng đo lường và đánh giá rủi ro trong tất cả các hoạt động nội bảng và ngoại bảng cân đối tài sản để đo lường rủi

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 73)