Quy định về an toàn vốn tối thiểu

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 42)

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

2.2.1 Quy định về an toàn vốn tối thiểu

Hệ thống NH Việt Nam từng bước áp dụng Basel trong công tác QTRR thông qua một số nghị định và nghị quyết của NHNN để đánh giá tốt hơn các loại rủi ro mà NH gặp phải đặc biệt là rủi ro tín dụng. Tuy nhiên hiện nay việc áp dụng Basel ở

Việt Nam chỉ dừng lại ở Basel I.

Các quy định cụ thể về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – nội dung đã đạt được hoặc chưa thực hiện được theo Basel:

Quyết định 457/2005/QĐ – NHNN ngày 19/04/2005 về việc ban hành "Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng"

Nội dung đã thực hiện được:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Các TCTD (trừ chi nhánh NH nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro. Trong đó: vốn tự có bao gồm vốn cấp 1, vốn cấp 2 và các khoản phải loại trừ khỏi vốn tự có; tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng tài sản “Có” nội bảng và tài sản “Có” ngoại bảng được điều chỉnh theo hệ số rủi ro. Hệ số rủi ro cho tài sản “Có” nội bảng gồm 4 nhóm là 100%, 50%, 20% và 0%.

Giới hạn tín dụng: tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có, và tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có.

Tỷ lệ về khả năng chi trả: tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản "Có" có thể thanh toán ngay và các tài sản "Nợ" sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo, và tối thiểu bằng 100% giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và tổng tài sản Nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.

Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa là 40%.

Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 sửa đổi một số điều thông tư 13.

Tỷ lệ an toàn vốn: Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh NH nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ). Và thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định, duy trì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất tối thiểu 9%.

Hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NHTM: các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán và cho các Cty chứng khoán vay được gán chung một hệ số rủi ro là 250% (mức rủi ro cao nhất).

Tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản:

o Về tỷ lệ khả năng chi trả, cụ thể hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bổ sung tỷ lệ dự trữ thanh khoản nhằm đánh giá mức độ dự trữ thanh khoản của các tổ chức tín dụng để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản; tính toán, quản lý tỷ lệ khả năng chi trả hàng ngày.

o Về tỷ lệ cấp tín dụngtừ nguồn vốn huy động: tỷ lệ tối đa nguồn vốn huy động để cấp tín dụng ≤ 80% đối với NH và 85% đối với tổ chức tín dụng phi NH. Bên cạnh đó, sử dụng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tiền vay tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế để cho vay. Đây là một trong những giới hạn để các NH không rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định (vay liên NH) để cho vay hay đầu tư dài hạn.

Nội dung chưa thực hiện được:

Chỉ đề cập chủ yếu đến rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản chưa đề cập đến các rủi ro khác như rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường (vẫn áp dụng chuẩn mực Basel I), quy định tỷ lệ an toàn vốn là 8%. Thông tư 13 cũng chỉ quy định mức dữ trữ bắt buộc lên 9% để đảm bảo tính an toàn vốn nhưng vẫn dựa trên cơ sở xác định của Basel I không dựa trên rủi ro của từng đối tượng khách hàng và xếp hạng tín dụng làm cho sự đánh giá còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, vẫn chưa ứng dụng phương pháp chuẩn và phương pháp đánh giá nội bộ của Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng: các NH cần xây dựng bảng xếp hạng tín dụng cho từng khách hàng chứ không áp dụng chung một hệ số rủi ro cho tất cả các khách hàng khi áp dụng phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng. Việc áp dụng phương pháp chuẩn còn hạn chế ở Việt Nam cho nên việc áp dụng phương

pháp IRB lại càng khó thực hiện do phải đánh giá rủi ro trên nhiều tiêu chí như kỳ đáo hạn hiệu dụng, xác suất vỡ nợ… năng lực tài chính và khả năng phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng của NHTM còn yếu, trình độ quản lý kinh doanh chưa chuyên nghiệp, công tác QTRR lỏng lẻo, năng lực thẩm định tín dụng yếu.

Các quy định về trích lập dự phòng:

Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Nội dung đã thực hiện được:

Quyết định 493 cho thấy các tổ chức tín dụng phải thực hiện trích dự phòng vốn để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, bù đắp những tổn thất của những khoản nợ đã quá hạn. Vốn dự phòng rủi ro tín dụng liên hệ với tài sản đảm bảo để giúp các ngân hàng cân nhắc khi cho vay các khoản vay có tài sản đảm bảo điều này giúp các ngân hàng giảm gánh nặng về chi phí khi trích lập dự phòng.

Việc vận dụng này tương tự quy định của Hiệp ước Basel I – đây là tiền đề để từng bước ứng dụng phương pháp đơn giản của Basel II khi gắn kết phân loại nợ với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Nội dung chưa thực hiện được:

Tuy nhiên việc phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro theo Quyết định 493 được xác định chủ yếu trên các khoản nợ có vấn đề khi đã quá thời gian đáo hạn, việc trích lập và dự phòng như thế này chỉ giải quyết cho những thiệt hại đã có khả năng nhận biết được, còn đối với các thiệt hại không nhận biết được thì đồng thời chưa có qui định về việc dự báo và phòng ngừa.

Sự chênh lệch trích lập dự phòng giữa các nhóm quá lớn (nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt là 5% và 20%). Các ngân hàng có thể chủ động gia hạn nợ cho khách hàng và để che giấu nợ xấu của ngân hàng tránh phải trích lập dự phòng với tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn không kết hợp việc đánh giá kết

quả kinh doanh và báo cáo tài chính nên sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá tình hình nợ xấu của các ngân hàng khi khách hàng thực hiện “đảo nợ”.

Nhìn chung, thông qua các quy định Ngân hàng Nhà nước ban hành trong điều hành quản trị rủi ro, các văn bản mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng Hiệp ước Basel I, chưa thể hiện việc ứng dụng Basel II như chưa đề cập nhiều đến các quy định về xếp hạng tín dụng, các quy định cho phép các ngân hàng chủ động lựa chọn phương pháp đánh giá rủi ro và báo cáo với NHNN để NHNN giám sát.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)