Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 89)

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3.2.4Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Mục tiêu: bổ sung, chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế.

Biện pháp:

Thứ nhất, xây dựng các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan, quy định rõ về thẩm quyền của các NH cũng như định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực dùng làm cơ sở phân tích rủi ro tạo tính đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động NH. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để tiến hành ứng dụng thành công quy trình giám sát và QTRR theo chuẩn mực Basel II – trong đó trách nhiệm và vai trò của NHNN là nền tảng.

Thứ hai, cải cách hệ thống kế toán NH hiện hành theo các chuẩn mực kế toán quốc tế (ISA), đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ theo chất lượng/mức độ rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán thu nhập/chi phí

Thứ ba, tạo điều kiện cho các NH ứng dụng công nghệ quản trị NH hiện đại và tạo rào chắn chống lại sự lạm dụng và gian lận.

Thứ tư, chính phủ cần sớm ban hành khuôn khổ pháp lý và văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Ủy ban Basel trên cơ sở lựa chọn chuẩn mực thích hợp. Do việc xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM còn nhiều khó khăn ở việc tiếp cận các thông tin giúp đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng như tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, uy tín... Các công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước chưa có khuôn khổ pháp lý chưa hoàn để hoạt động. Trong đó:

o Chú trọng đến các văn bản quy định về việc xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mỗi ngân hàng thương mại, điều kiện tiên quyết để NHNN đồng ý cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ.

o Đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, NHNN tư vấn cho Chính Phủ và Bộ Tài chính ra văn bản hướng dẫn cụ thể trên cơ sở quy định trong phương pháp chuẩn của Basel II.

Thứ năm, quy định cụ thể hơn trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ để có thể giúp NHTM thu hồi nợ nhanh chóng, giảm thiểu chi phí. Bên cạnh đó, hoàn thiện biện pháp xử lý rủi ro tín dụng là thành lập công ty mua bán nợ của Nhà nước trực thuộc chính phủ.

Thứ sáu, sớm hoàn thiện dự án Luật NHNN, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động NH. Các quy định liên quan đến bảo hiểm tiền gửi cũng rất cần được quan tâm đặc biệt trong thời gian sắp tới, và các quy định này nên gắn liền với phần đánh giá rủi ro của tổ chức tín dụng đối với các khoản mục hoặc danh mục nói chung để có những quy định cụ thể hơn về mức phí, điều lệ tham gia…

o Tăng cường hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các ngân hàng. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực NH.

o Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - NH. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, đảm bảo hoạt động NH minh bạch

và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống NH. o Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp

phần tạo môi trường lành mạnh trên cơ sở từng bước tạo sân chơi bình đẳng, loại bỏ các rào cản gia nhập thị trường và tiếp cận dịch vụ và động lực cho các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng. Có biện pháp khuyến khích kết hợp cưỡng chế các ngân hàng nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

o Nâng cao các điều kiện cấp phép liên quan đến an toàn hoạt động và quản trị đối với các ngân hàng được thành lập mới.

o Bên cạnh đó, bổ sung định hướng thực hiện hiệp ước Basel trong chính sách phát triển hệ thống ngân hàng giai đoạn 2010-2020, trong đó nêu cụ thể và chi tiết về lộ trình áp dụng, các điều kiện áp dụng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 89)