2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1.4 Tình hình và lộ trình ứng dụng Basel II trên thế giới
Các nước trên thế giới đánh giá cao những mục tiêu và thành tựu mà Basel mang lại (Basel I và những sửa đổi để tiến bộ và gần hơn với rủi ro mà NH gánh chịu trong Basel II) như hoàn thiện công tác QTRR và giám sát tốt hơn. Để đánh giá khả năng ứng dụng và tác động của các nguyên tắc, quy định trong Hiệp ước đến công tác QTRR và phòng ngừa rủi ro, Ủy ban Basel đã thực hiện được 5 cuộc khảo sát trong đó QIS 5 là cuộc khảo sát gần nhất vào năm 2005 (đánh giá hơn 350 NH ở 31 quốc gia trên thế giới trong đó có 9 nước G10 trừ Mỹ). QIS 5 chia các NH khảo sát thành 2 nhóm; nhóm 1 là các NH có vốn cấp 1 từ 3 tỷ USD trở lên và hoạt động đa ngành, đa quốc gia (gồm 56 NH ở các nước G10). Bảng sau cho thấy số lượng NH có thể đang áp dụng 3 PP để đánh giá rủi ro tín dụng: RSA – PP chuẩn; FIRB – PP xếp hạng nội bộ cơ bản; AIRB – PP xếp hạng nội bộ nâng cao.
Bảng 1.6: Kết quả khảo sát ứng dụng các phương pháp Basel II trong nghiên cứu QIS5
Nhóm 1 (Vốn ≥ 3 tỷ) Nhóm 2 (Vốn < 3 tỷ)
Tổng RSA FIRB AIRB Tổng RSA FIRB AIRB
G10 (12nước) 82 30 43 62 146 130 108 12
Không thuộc G10 (19 nước)
14 10 12 6 140 135 14 4
Tổng 96 40 55 68 286 265 122 16
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, Results of the fifth quantitative impact study (QIS 5), June 2006)
Khảo sát việc ứng dụng các phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp chuẩn và phương pháp đo lường nâng cao trong rủi ro hoạt động
Một số phương pháp như Phương pháp chỉ số cơ bản, Phương pháp chuẩn và phương pháp đo lường nâng cao được khảo sát để đo lường rủi ro hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp AMA yêu cầu rất phức tạp nên trong thực tế theo khảo sát của BIS thì hiện tại chỉ có 22 nước ứng dụng, tức là khoảng ½ các nước trong nhóm các nước G10 – nhóm 1 trong nghiên cứu QIS5 áp dụng.
Phương pháp Nhóm 1 Nhóm 2
Phương pháp chỉ số cơ bản 2 81
Phương pháp chuẩn 32 65
Phương pháp đo lường nâng cao 22 0
Tổng 56 146
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, Results of the fifth quantitative impact study (QIS 5), June 2006, số liệu trên không bao gồm các ngân hàng của Mỹ)
Theo kết quả khảo, trong đánh giá rủi ro tín dụng, các quốc gia thuộc nhóm G10 sử dụng chủ yếu phương pháp xếp hạng nội bộ, các quốc gia nhóm 1 thuộc G10 sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao là chính. Trong khi đó các quốc gia không thuộc nhóm có vốn cấp 1 từ 3 tỷ USD trở lên lại có xu hướng sử dụng phương pháp đơn giản hơn (phương pháp chuẩn). Ngoài ra, theo khảo sát về ứng dụng Basel trong các nước không phải thành viên Hội đồng Basel của Institute of Development Studies nhận thấy có 84% các nước có định ứng dụng Basel II từ năm 2007 - 2015.
Bảng 1.7: Ứng dụng Basel II trong các nước không phải thành viên của Ủy ban Basel (2007 -2015)
Khu vực Số lượng quốc gia được khảo sát
Số lượng quốc gia dự tính ứng dụng Basel II Tỷ lệ % Châu Phi 17 12 71% Châu Á (trừ Nhật) 16 16 100% Caribbean 7 4 57%
Châu Mỹ Latinh 14 12 86%
Trung Đông 8 8 100%
Các nước Châu Âu không
thuộc hội đồng Basel 36 30 83%
Tổng 98 82 84%
(Nguồn: Review of Basel II Implementation in Low – Income Countries done by Institute of Development Studies University of Sussex, Brighton)
Trong 107 nước đang phát triển theo khảo sát của FSI năm 2004 thì có đến 88 quốc gia quan tâm đến việc ứng dụng Hiệp ước Basel II và đưa ra lộ trình áp dụng đến năm 2015 mặc dù đối với các nước đang phát triển việc áp dụng Basel vẫn còn nhiều hạn chế.
(Nguồn: Robert Bailey, Basel II and Developing Countries: Understanding the Implications, December 2005)
Ứng dụng Basel II tại các quốc giá Châu Á
Có tối đa 11 nước trong khảo sát sẽ tiến hành tiếp cận và ứng dụng Basel II từ năm 2007 thông qua việc áp dụng 1 trong 3 yêu cầu của trụ cột 1. Tuy nhiên theo đánh giá bước nhảy lớn nhất theo khảo sát đến cuối năm 2008 sẽ có 14 nước áp dụng phương pháp chuẩn, 7 nước áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản và 5 nước
áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao. Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và tin tưởng rằng khuôn khổ này sẽ đưa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện công tác quản lý rủi ro, cũng như các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ.
Tại các nước Châu Á dự kiến 100% sẽ áp dụng Hiệp ước Basel II từ 2007-2015, việc thực thi Basel II ở một số nước Châu Á thông qua
(SA là cách tiếp cận chuẩn hóa; IRBF là cách tiếp cận cơ bản dựa trên xếp hạng nội bộ; IRBA là cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp hạng nội bộ; BIA là cách tiếp cận chỉ số cơ bản; AMA là cách tiếp cận đo lường tiên tiến)
Bảng 1.8: Ứng dụng Basel II tại các nước Châu Á
Quốc gia
Các cách tiếp cận rủi ro tín dụng Các cách tiếp cận rủi ro hoạt động
SA IRBF IRBA BIA SA AMA
Trung Quốc Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng Hồng Kong 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 Không áp dụng Ấn Độ 31/3/2007 Không áp dụng 01/4/200 7 Không áp dụng Nhật Bản 1/4/2007 1/4/2008 01/4/2007 1/4/2008 Hàn Quốc 1/1/2008 1/1/2008
Philipin 1/1/2007 Dự kiến 2010 1/1/2007 Dự kiến 2010
Singapore 1/1/2008 1/1/2008
Đài Loan 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 1/1/2008 Thái Lan 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2009
(Nguồn: website ngân hàng nhà nước)
Nhóm những nước được coi là phát triển tương đối mạnh trong khu vực Châu Á như Singapore, Hồng Kông-Trung Quốc, Đài Loan sẽ có một số phương pháp được đưa vào áp dụng ngay từ thời điểm đầu năm 2007 như phương pháp chuẩn (rủi
ro tín dụng & rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản và phương pháp chỉ số cơ bản BIA. Các phương pháp nâng cao được áp dụng vào đầu năm 2008.
Tuy nhiên, trái ngược với những xu thế chung của các quốc gia kể trên, Trung Quốc đã chọn một hướng đi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel 1.5. Nghĩa là sẽ kết hợp các chuẩn mực trong hiệp ước Basel I với qui tắc 2 và 3 trong Basel II. Lúc này, tất cả các phương pháp mới được đề cập đến trong Basel II để đánh giá rủi ro tín dụng hoàn toàn không được quốc gia này lựa chọn áp dụng. Cho đến cuối năm 2007, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc áp dụng đầy đủ theo Basel I về đánh giá rủi ro tín dụng.
Ở Mỹ Basel II được áp dụng vào đầu năm 2008 và rất khác biệt so với các quốc gia khác: ứng dụng phương pháp nâng cao (PP IRB hoặc PP AMA) ở một số các NH lớn và hoạt động đa quốc gia. Để thực hiện và áp dụng Basel II phải thông qua việc phân loại 3 nhóm NH do 4 cơ quan thực hiện: Cơ quan kiểm soát tiền tệ (OCC), tổ chức hệ thống dự trữ liên bang (Board), Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC), cơ quản kiểm soát tiền gửi (OTS). Nhóm 1: Core Banks (tổng giá trị tài sản 250 tỷ USD); Nhóm 2: OPT – IN BANKS; Nhóm 3: General Banks.
Thông qua các cuộc khảo sát của những tổ chức có uy tín trên thế giới nhận thấy, các quốc gia hiện nay đều có xu hướng ứng dụng Basel II trong QTRR, nhưng chủ yếu ứng dụng các phương pháp đơn giản; còn những phương pháp phức tạp như phương pháp nâng cao chỉ được ứng dụng các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn, đa ngành nghề, đa quốc gia.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kinh doanh NH là lĩnh vực nhạy cảm trong nền kinh tế cho nên vấn đề rủi ro luôn được quan tâm, chú trọng. Sự ra đời của Hiệp ước Basel đã giúp các NHTM cũng như cơ quan giám sát có thêm nhiều sự lựa chọn để xây dựng và thiết lập hệ thống QTRR hiệu quả, giúp hạn chế phần nào tổn thất trong quá trình hoạt động.
Trong chương I trình bày các nội dung cơ bản về chuẩn mực của Basel II:
Sử dụng các phương pháp nội bộ để tính toán các yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.
Qui định phải công bố thông tin đầy đủ (phản ánh tình hình tài chính, vốn, danh mục rủi ro…).
Khi áp dụng đúng các tiêu chuẩn của Basel đưa ra thì việc đánh giá sức khỏe của các ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính nói chung sẽ trở nên dễ dàng và minh bạch hơn, đảm bảo phòng ngừa nhiều loại rủi ro hơn và do vậy hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro và đảm bảo cho hệ thống tài chính hiện đại phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên, đó là một quy trình hết sức chi tiết và phức tạp nên việc áp dụng Basel II sẽ gây khó khăn hơn và làm tăng chi phí khi áp dụng nó. Việc áp dụng đầy đủ các chuẩn mực của Basel II ở các nước đang phát triển là một vấn đề khó khăn nên một số nước tiến hành áp dụng Basel theo tiêu chuẩn “riêng” của mình.
Đây là cơ sở để tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel tại ACB.
Chương 2
ỨNG DỤNG BASEL II
TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI ACB