Đảm bảo minh bạch thông tin

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 88)

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3.2.3Đảm bảo minh bạch thông tin

Mục tiêu: bảo đảm cho sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống tài chính và nâng cao chất lượng QTRR bằng cách chuẩn hoá các qui trình và thủ tục quản lý theo hướng đồng bộ, hiện đại và phù hợp thông lệ quốc tế.

Biện pháp:

Hiện nay Việt Nam đã có những quy định về công khai và minh bạch thông tin, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nên cần phải học tập các nước phát triển để đặt ra nền tảng tốt trong việc QTRR, bao gồm các vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, chuẩn hóa trong báo cáo quý, báo cáo năm: đảm bảo thông tin cung cấp minh bạch, công bố thông tin đầy đủ trên kênh chính thống và chịu trách nhiệm hoàn toàn khi đã công bố và không cung cấp một cách ngẫu hứng và tùy tiện, đặc biệt không qua đường chính thống nhằm hạn chế các thông tin thừa và ngoài luồng. Ngoài ra các thông tin cung cấp phải chi tiết không chỉ bao gồm thông tin tài chính mà còn bao gồm các thông tin hoạt động và quản lý khác điển hình như bổ sung phần giải trình và phân tích của ban quản trị. Tất cả các báo cáo đều phải được kiểm tra và rà soát thông qua các công ty kiểm toán độc lập.

Thứ hai, đảm bảo tính minh bạch và thống nhất trong thông tin công bố: đây là cơ sở để xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Vì vậy để đảm bảo độ tin cậy của bảng xếp hạng này làm cơ sở cho QTRR của các NHTM, các doanh nghiệp cần gia tăng tính trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về các thông tin do mình công bố, đồng thời, Nhà nước cần có những biện pháp chế tài thích đáng trong những trường hợp vi phạm các quy định, tránh tình trạng “giơ cao đánh khẽ” như thời gian qua.

Thứ ba, tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế và sử dụng các mẫu báo cáo thống nhất: như quy định báo cáo sử dụng chế độ PDF và phông chữ, cỡ chữ thống nhất để tăng cường tính chuyên nghiệp, báo cáo thông tin bằng 2 ngôn ngữ (Anh, Việt). Nhờ vậy, hiệu quả của công khai thông tin cũng được cải thiện, từ đó tạo điều kiện cho công chúng có thể so sánh hoạt động của các NH với nhau đồng thời giúp tạo một

môi trường đầu tư bình đẳng và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài và có lợi cho bản thân tính thanh khoản cổ phiếu của từng NHTM.

Thứ tư, việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng: là một kênh truyền tải thông tin hết sức hiệu quả, đảm bảo tính công khai và dễ dàng tiếp cận của thông tin. Chính phủ cần chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, báo chí... phối hợp cùng UBCK trong việc đưa tin về các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán; tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chứng khoán, về thị trường chứng khoán cho công chúng nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng và nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực mới mẻ này. Đây là công việc cần được thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài, chứ không phải chỉ tập trung trong một thời điểm nhất định.

Thứ năm, xây dựng cơ chế giám sát thông tin: Hiện nay ở VN, hầu như không có một cơ quan nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin công bố, rò rỉ thông tin là một điều không tránh khỏi trong đó có một số thông tin không chính xác.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 88)